Hàng Việt bị kiện nhiều nhất ở Mỹ: Vì sao?

15/12/2018 16:42
Các nhà kinh doanh không tiếp tay cho hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa vì có thể trở thành nạn nhân.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị rơi vào tầm ngắm nhiều nhất trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp tại thị trường Mỹ. Đây là thực tế đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt .

Hàng loạt mặt hàng bị kiện

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy tính đến giữa tháng 10 vừa qua, có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, Mỹ hiện là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất đối với các sản phẩm của Việt Nam lên tới 27 vụ, chiếm khoảng 20%.

Đáng lo ngại là các mặt hàng chịu biện pháp phòng vệ thương mại của thị trường Mỹ ngày càng mở rộng từ dệt may, da giày, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đến thủy sản, nông sản... Trong đó riêng tôm, cá tra Việt gần như năm nào cũng bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá rất nặng.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết từ giai đoạn 2003-2004, khi các mặt hàng thủy sản bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ với doanh số 1-2 tỉ USD, doanh nghiệp (DN) trong ngành đã liên tục đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Gần đây nhất, các chính sách bảo hộ ngày càng thắt chặt hơn và nguy cơ công ty xuất khẩu thủy sản dính các vụ kiện phòng vệ thương mại là rất lớn.

Theo ông Hòe, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tôm cá Việt Nam sản xuất quy mô lớn, chi phí thấp nên giá xuất khẩu cạnh tranh. Khi giá bán cạnh tranh với ngành nuôi thủy sản tại Mỹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà sản xuất thủy sản nội địa nên bị kiện, điều tra áp thuế cao. Dù phía Việt Nam đã nỗ lực chứng minh, kiện ra WTO nhưng vẫn không tránh khỏi bị trừng phạt, áp thuế cao vì chính sách bảo hộ hàng nội địa của Mỹ. Có thời điểm Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tôm Việt Nam tăng gấp 25 lần so với mức cũ; hoặc áp thuế 7,74 USD/kg lên cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, cao gấp 9,7 lần so với mức thuế trước đó.

Hàng Việt bị kiện nhiều nhất ở Mỹ: Vì sao? - Ảnh 1.

Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nằm trong nhóm bị Mỹ kiện chống bán phá giá nhiều nhất. Ảnh: QH

Mặt hàng dệt may, da giày, gỗ… xuất khẩu của Việt Nam cũng đang rơi vào tầm ngắm của Mỹ do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Phát biểu tại một cuộc hội thảo mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định có thể để “né” bị ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đơn hàng và đầu tư ngành gỗ có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong trường hợp này, chắc chắn Việt Nam là một trong những nước sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, ông Khánh lưu ý: Nếu sự dịch chuyển đơn hàng và sự dịch chuyển đầu tư ngành gỗ từ Trung Quốc sang nước ta chỉ diễn ra với ý đồ lợi dụng để lẩn tránh mức thuế nhập khẩu của Mỹ, tận dụng lợi thế “Made in Việt Nam” thì sớm hay muộn Việt Nam cũng bị vạ lây.

“Mỹ sẽ không ngần ngại áp thuế lên toàn bộ đồ gỗ Việt Nam. Trên thực tế hải quan Mỹ đã khởi xướng điều tra vụ việc lẩn tránh như vậy đối với DN xuất khẩu ván dán Việt Nam” - thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo.

Đánh thuế 250%

Hiện nay có mặt hàng thép Việt bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tới gần 200% và thuế chống trợ cấp hơn 256%. "Mỹ đánh thuế cao với thép Việt Nam vì cho rằng các sản phẩm thép của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, lẩn tránh thuế để sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Có thể nói thép Việt Nam đang bị oan, bị vạ lây từ thép Trung Quốc" - đại diện một công ty thép phân trần.


Nói không với tiếp tay cho gian lận

Các chuyên gia cảnh báo nếu DN, hiệp hội và cả cơ quan quản lý không có giải pháp phòng tránh thì nguy cơ hàng Việt ngày càng bị kiện nhiều hơn.

Luật sư Ngô Quang Thụy, đại diện cho nhiều công ty của Việt Nam trong các vụ kiện phòng vệ thương mại tại Mỹ, cho rằng trong quá trình thâm nhập thị trường Mỹ, các DN cần tìm hiểu kỹ và có mối quan hệ tốt với đối tác, nhà nhập khẩu để sớm có thông tin. Bởi nếu bị kiện và áp dụng mức thuế cao sẽ thiệt hại rất lớn không chỉ cho DN xuất khẩu và cả ngành hàng bị kiện.

“Trong trường hợp nếu bị kiện, việc đầu tiên cần phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ Mỹ. Đồng thời liên kết, phối hợp với hiệp hội, DN trong ngành và cả cơ quan quản lý là Bộ Công Thương để tìm giải pháp nhằm vượt rào cản, giảm thiểu thiệt hại” - luật sư Thụy chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đạo đánh giá dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là sản phẩm thô. Còn các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hay các sản phẩm tiêu dùng cao cấp chiếm tỉ trọng không đáng kể. Do đó, nếu các DN tăng sản phẩm giá trị gia tăng chế biến sâu không chỉ tăng giá bán, tăng thương hiệu cho hàng Việt Nam xuất khẩu mà tránh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.

“Kinh nghiệm từ DN bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều cho thấy việc đa dạng hóa thị trường cũng rất quan trọng. Khi xảy ra vụ kiện, DN chủ động thuê luật sư theo đuổi vụ kiện. Hợp tác chặt chẽ với cơ quan trong nước để khi có chuyện xảy ra thì nhận được sự tư vấn kịp thời” - ông Đạo khuyến nghị.

Dễ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để xem có tình trạng xuất xứ giả mạo hàng Việt Nam hay không (hàng Trung Quốc núp bóng nhãn mác hàng Việt Nam để lẩn tránh mức thuế nhập khẩu của Mỹ - PV), nếu có giả mạo sẽ xử lý nghiêm. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với hải quan, cơ quan chức năng chống lại hành vi lẩn tránh này. Bởi điều này ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt Nam.

"Về phía DN, chúng tôi kêu gọi không tiếp tay cho hành vi giả mạo này. Đồng thời tăng cường quan sát thị trường để cung cấp cho cơ quan quản lý khi phát hiện có bất thường xảy ra. Nếu không, thay vì nắm bắt được cơ hội, chúng ta lại là nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung" - ông Khánh nhấn mạnh.


Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
3 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
2 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
2 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
2 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
2 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.851.223 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
29 phút trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.
Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải có nguồn gốc xuất xứ
26 phút trước
Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Luật Đất đai 2024: Quy định mới về đất nông nghiệp mang lại quyền lợi cho nông dân?
14 giờ trước
Luật Đất đai 2024 đã quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương. Chuyên gia đánh giá quy định mới về đất nông nghiệp có tính đột phá, kỳ vọng nhiều thay đổi tích cực trong thời gian tới.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
1 ngày trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.