Mexico thoát khỏi cuộc đàm phán trực tuyến của OPEC+, thỏa thuận dầu mỏ Nga - Ả rập Xê út bị đe dọa

10/04/2020 11:38
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục giữa Ả rập Xê út và Nga đang bị đe dọa sau khi Mexico từ chối cắt giảm và rời cuộc họp trực tuyến mà không chấp nhận các thỏa thuận.

Sau 9 giờ đàm phán thông qua hệ thống đàm thoại video, bế tắc xuất hiện. Nó khiến người ta nghi ngờ về nỗ lực toàn cầu nhằm vực dậy thị trường dầu mỏ trong bối cảnh virus corona hoành hành đẩy thế giới vào suy thoái.

Một đại biểu cho biết, OPEC+ không thể đạt được việc cắt giảm sản lượng mà không có sự tham gia của Mexico. Họ cũng không có kế hoạch tiếp tục họp và ngày 10/4 bởi sự tập trung cần được dành cho một cuộc đàm phán trong khuôn khổ G-20, dự kiến diễn ra vào ngày hôm nay theo hình thức trực truyến.

Đầu ngày 9/4, OPEC đã đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5 và tháng 6, chấm dứt một cách hiệu quả cuộc chiến giá dầu kéo dài 1 tháng qua, đẩy giá dầu xuống mức thấp. Ả rập Xê út và Nga đều sẽ cắt giảm sản lượng xuống khoảng 8,5 triệu thùng mỗi ngày trong khi tất cả các thành viên đồng ý cắt giảm nguồn cung 23%.

Với những diễn biến mới nhất vào cuối ngày 9/4, mọi sự chú ý giờ đây đổ dồn vào cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng G-20, diễn ra hôm nay theo lịch trình. Sự góp mặt của nhiều nhà xuất khẩu lớn, trong đó có Mỹ và Canada với khả năng cắt giảm tới 5 triệu thùng mỗi ngày, có thể giúp giá dầu hồi sinh, nhất là khi thỏa thuận của OPEC+ đã không đủ giúp giá dầu tăng cao hơn.

Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocio Nahle Garcia cho biết đất nước của bà sẽ cắt giảm sản lượng ở mức chấp nhận được như là một phần của thỏa thuận. Trong bài viết đăng trên Twitter sau khi rời cuộc họp, bà Garcia nói rằng đất nước của bà sẵn sảng giảm 100.000 thùng dầu mỗi ngày, ít hơn rất nhiều so với 400.000 thùng mà OPEC đề suất, thậm chí còn ít hơn so với mức cơ bản mới.

Sự thất bại bất ngờ không khiến OPEC và các đồng minh bị kéo khỏi nỗ lực cắt giảm sản lượng. Sự sụp đổ của giá dầu năm nay đã đe dọa tất cả các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ, buộc các công ty, bao gồm cả những doanh nghiệp hàng dầu thế giới trong lĩnh vực này như Exxon Mobil Corp, phải hạn chế chi tiêu. Với những công ty nhỏ hơn, đó là sự đe dọa về khả năng tồn tại.

Mexico thoát khỏi cuộc đàm phán trực tuyến của OPEC+, thỏa thuận dầu mỏ Nga - Ả rập Xê út bị đe dọa - Ảnh 1.

Ông Aldo Flores Quiroga, cựu thứ trưởng năng lượng Mexico -  người đàm phán thỏa thuận của OPEC+ từ năm 2016-2018, nói rằng: "Mexico có khả năng và nên tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong việc ổn định thị trường dầu mỏ. Cắt giảm sản xuất vừa là khả năng, vừa là nhu cầu. Đó là trách nhiệm với cả trong nước và quốc tế".

OPEC+ chịu áp lực mạnh từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Nga và Ả rập Xê út qua điện thoại hôm 9/4. Ông chủ Nhà Trắng cũng đang chịu áp lực từ các nhà lập pháp Mỹ, những người lo sợ hàng nghìn việc làm trong ngành công nghiệp dầu đá phiến của nước này sẽ bị thổi bay.

"Cả Ả rập Xê út và Nga đều sẽ phải cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, việc này cho phép họ có lợi ở tất cả các mặt, từ chính trị tới kinh tế", Amrita Sen, nhà phân tích dầu mỏ tại công ty tư vấn Energy Aspects Ltd., cho hay.

Tuy nhiên, Nga không nghĩ như vậy. Moscow nhấn mạnh rằng riêng Mỹ nên cần làm nhiều hơn là chỉ đứng nhìn các nước OPEC+ cắt giảm sản lượng kỷ lục. Ông Trump thì nói rằng nước Mỹ sẽ giảm sản lượng một cách tự động vì giá dầu thấp khiến dầu đá phiếu rơi vào tình trạng khó khăn, một tình cảnh đã được Bộ trưởng năng lượng của ông Trump nhắc lại hôm 9/4.

Mỹ cũng hoanh nghênh đề xuất cắt giảm sản lượng của OPEC+ và cho biết họ phát tín hiệu nhấn mạnh rằng các nước xuất khẩu dầu lớn sẽ phản ứng một cách có trật tự đối với diễn biến thị trường, vốn rất phức tạp trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay.

Theo dự kiến, OPEC sẽ cắt giảm sản lượng sau 2 tháng, tùy thuộc vào diễn biến của virus corona. Việc giảm 10 triệu thùng/ngày có thể giảm xuống 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 và giảm 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022. Ả rập Xê út sẽ cắt giảm để duy trì sản lượng 11 triệu thùng/ngày. Nga cũng duy trì khả năng xuất khẩu của mình ở mức tương tự.

Cuộc chiến giá dầu bùng lên vào tháng 3 sau khi các cuộc đàm phán của OPEC+ sụp đổ trong việc đưa ra một thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới. Kéo dài đúng 31 ngày, cuộc chiến giá dầu lần này ngắn hơn rất nhiều so với các sự kiện tương tự năm 1986, 1998 và 2016. Tuy nhiên, nó cũng có những nạn nhân.

Các doanh nghiệp dầu đá phiến của Mỹ phải áp dụng những chính sách khắc khổ như cắt giảm chi tiêu, sa thải công nhân và hủy bỏ dự án để chống lại việc giá dầu giảm thảm hại. Các quốc gia giàu dầu mỏ thì phải tìm tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới để tìm kiếm sự giúp đỡ khi giá dầu quá thấp.

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 bùng lên lại khiến nhu cầu với dầu tụt xuống mức thấp kỷ lục. Việc các quốc gia dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh và phong tỏa các thành phố, thậm chí là cả đất nước khiến nhu cầu với loại nhiên liệu này sụt giảm nghiêm trọng.

Tham khảo: Bloomberg

Mexico thoát khỏi cuộc đàm phán trực tuyến của OPEC+, thỏa thuận dầu mỏ Nga - Ả rập Xê út bị đe dọa - Ảnh 2.

Tin mới

Người Việt biến lá rau dại thành "lá vàng", hái đếm tiền không xuể
26 phút trước
Loại rau dại này mọc khắp Việt Nam, được ưa chuộng khi sở hữu tới hai giá trị đặc biệt cho người Việt.
Cô gái tiết lộ về nghề "đi ăn miễn phí" ở nhiều nhà hàng hot tại Việt Nam, netizen rần rần ứng tuyển và điều mà người trong cuộc nói
24 phút trước
Một công việc nghe như mơ là đi ăn không mất tiền tại loạt nhà hàng nổi tiếng đang khiến cộng đồng mạng xôn xao, nhưng thực tế đằng sau lại không "ngon ăn" như nhiều người tưởng.
Đẳng cấp giá trị cốt lõi của Toyota: 35 tuổi vẫn 'sẵn sàng xuống biển lên đồi', giá rẻ tiện nghi bất ngờ
2 giờ trước
Chiếc Toyota này được sản xuất năm 1990 nhưng vẫn đang phục vụ chủ nhân rất tốt.
Giảm giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ?
2 giờ trước
Theo thông tin đã được Bộ Công Thương công bố, kỳ điều hành giá xăng dầu vào thứ Năm vừa qua trùng với dịp nghỉ Lễ quốc tế lao động nên lịch điều chỉnh mới là ngày 5/5. Trước đà giảm liên tục của giá dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước ngày mai dự báo sẽ giảm nhẹ từ 40-100 đồng/lít.
Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
3 giờ trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
2 ngày trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
2 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
30/04/2025 07:59
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.