Mua dầu thô "đại hạ giá" không lãi như tưởng tưởng, Nga đứng trước nguy cơ bị khách hàng thân thiết quay lưng

23/02/2023 08:42
Mua lại dầu giá rẻ của Nga tưởng chừng như mang lại lợi nhuận khổng lồ cho người mua, tuy nhiên thực tế không hề như vậy.
Mua dầu thô đại hạ giá không lãi như tưởng tưởng, Nga đứng trước nguy cơ bị khách hàng thân thiết quay lưng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khách hàng Trung Quốc

Trong năm qua, năng lượng của Nga đến Trung Quốc đã tăng mạnh hơn bao giờ hết khi các nhà nhập khẩu tận dụng cơ hội giảm giá trời cho.

Xuất khẩu năng lượng của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) - vốn là khách hàng tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất của nước này đã sụp đổ khi Brussels tăng cường nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung và Moscow cắt giảm lưu lượng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên. Ở những nơi khác, giá năng lượng cao trong năm qua đã mang lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu ở Mỹ và Trung Đông, nhưng lại gây thiệt hại cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn cầu.

Đối với Trung Quốc - nước nhập khẩu và tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, tương lai năng lượng trong dài hạn vẫn chưa rõ ràng.

Erica Downs, học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia cho biết trong ngắn hạn, xung đột đã tăng cường an ninh nguồn cung dầu của Trung Quốc bởi các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thể mua dầu thô của Nga với giá chiết khấu.

Theo tính toán của SCMP dựa trên dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc và Cục Thống kê Quốc gia, trong vài năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 70% dầu thô và hơn 40% khí đốt tự nhiên .

Dầu thô là mặt hàng có giá trị nhất trong thương mại Trung Quốc-Nga, chiếm một nửa lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Năm ngoái, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc tăng 8% về khối lượng nhưng tăng 44% tính theo giá USD - mức cao lịch sử do giá năng lượng tăng vọt bởi xung đột tại Ukraine.

Ông Kang Wu, Trưởng bộ phận về nhu cầu Toàn cầu và Phân tích khu vực châu Á tại S&P Global Commodity cho biết dù giá cả tăng đột biến, nhập dầu với chiết khấu cao, lạm phát và lãi suất đều tăng thì Trung Quốc hầu như không được hưởng lợi.

“Trên thực tế, Trung Quốc cuối cùng phải trả nhiều tiền hơn cho dầu nhập khẩu với giá cao hơn,” Wu nói. “Mặc dù Nga nhận được ít hơn đáng kể cho mỗi thùng dầu bán ra do chiết khấu sâu mà họ phải đưa ra, nhưng mức chiết khấu cuối cùng mà Trung Quốc nhận được với vai trò là người dùng cuối lại ít hơn trừ khi các công ty Trung Quốc nhập khẩu trực tiếp từ Nga.”

Mặc dù Trung Quốc đã giảm thiểu rủi ro kinh tế bằng cách nhập khẩu thêm dầu thô của Nga với giá thấp hơn trong năm qua, nhưng một thị trường dầu ổn định không có xung đột địa chính trị mới có thể mang lại lợi nhuận tốt, Wu nói.

Mua dầu thô đại hạ giá không lãi như tưởng tưởng, Nga đứng trước nguy cơ bị khách hàng thân thiết quay lưng - Ảnh 2.

Ảnh: FT

Tương lai dầu Nga chưa chắc chắn

Theo một báo cáo được công bố vào tháng 1 bởi Energy Intelligence - Công ty thông tin năng lượng hàng đầu cho biết an ninh năng lượng và khả năng chi trả là ưu tiên hàng đầu của ngành năng lượng trong năm 2023, tuy nhiên triển vọng vẫn trở nên mờ mịt bởi xung đột.

Nhưng Wang Nengquan, một chuyên gia năng lượng Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc, giống châu Âu, đã học được rằng không thể quá phụ thuộc vào một quốc gia về năng lượng.

Nga là nguồn cung cấp dầu lớn thứ hai của Trung Quốc vào năm ngoái, chiếm 16,9% tổng lượng nhập khẩu, tăng 1,4% so với năm 2021. Trung Quốc đã mua 17,2% lượng dầu từ Saudi Arabia.

Đường ống dẫn khí Power of Siberia 2, sẽ được xây dựng bởi gã khổng lồ khí đốt Gazprom do nhà nước Nga kiểm soát, có thể bơm 50 tỷ mét khối khí hàng năm tới miền bắc Trung Quốc qua Mông Cổ. Theo các quan chức Nga và Mông Cổ, việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Tuy nhiên bà Wang nói thêm rằng: “Chưa có thỏa thuận nào được ký kết cho đường ống Power of Siberia 2 và các công ty Trung Quốc đã không mua tài sản ở thượng nguồn của Nga."

Hiện tại, hầu hết khí đốt của Nga được cung cấp cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn Đường phía Đông Trung Quốc-Nga, khiến Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của nước này sau Turkmenistan. Tuyến đường bao gồm một đoạn dài 3.000 km ở vùng viễn đông của Nga và một đoạn dài 5.111 km của Trung Quốc kết thúc ở Thượng Hải. Toàn tuyến dự kiến sẽ được đưa vào khai thác trước năm 2025.

Trong khi các sản phẩm năng lượng của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên trong năm qua, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nhà cung cấp lớn khác vẫn ổn định.

Đáng chú ý, các hợp đồng dầu khí dài hạn mới được ký kết giữa các công ty Trung Quốc và các quốc gia như Saudi Arabia, Qatar và Hoa Kỳ, nguồn cung từ các nguồn này đã tăng lên rất nhiều, các chuyên gia cho biết.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá trong quan hệ ngoại giao với các Chính phủ như Mỹ và châu Âu nếu tiếp tục mua năng lượng giá rẻ từ Nga. Bởi vậy bài toán xuất khẩu năng lượng của Nga trong tương lai vẫn còn rất mờ mịt.

Theo Bloomberg, SCMP

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
10 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
10 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
10 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
10 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
11 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.806.239 VNĐ / tấn

17.11 UScents / lb

0.81 %

- 0.14

Cacao

COCOA

227.458.127 VNĐ / tấn

8,749.50 USD / mt

1.55 %

- 137.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

227.813.097 VNĐ / tấn

397.49 UScents / lb

2.30 %

- 9.34

Gạo

RICE

15.312 VNĐ / tấn

12.95 USD / CWT

3.77 %

+ 0.47

Đậu nành

SOYBEANS

9.858.773 VNĐ / tấn

1,032.10 UScents / bu

0.26 %

- 2.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.518.132 VNĐ / tấn

297.25 USD / ust

0.25 %

- 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
15 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.