Ngành bảo hiểm hút vốn ngoại

12/04/2020 13:05
Các doanh nghiệp ngoại trong lĩnh vực bảo hiểm đang trong cuộc đua tăng vốn tại Việt Nam.

Đầu tháng 4, FWD Việt Nam được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 10.300 tỷ đồng, tương đương 420 triệu USD, lên 13.937 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất Việt Nam, tính trong cả lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ. Đến nay, số vốn này cũng là lượng vốn lớn nhất mà một công ty bảo hiểm đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. 

Trước đó, tập đoàn mẹ của FWD Việt Nam và Vietcombank đã ký hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm độc quyền 15 năm với giá trị hơn 400 triệu USD, theo thông tin từ Bloomberg. FWD đã mua lại liên doanh bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif theo một phần của thỏa thuận trên. Thương vụ này lớn nhất tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, theo lời của Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành. 

Tập đoàn FWD từng chi hơn 6 tỷ USD đầu tư mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mở rộng và thâm nhập vào các thị trường mới như Indonesia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Nhật, Malaysia. Đến này, tập đoàn này có tổng tài sản hơn 50,9 tỷ USD với 7,5 triệu khách hàng và 6.200 nhân viên.

Không riêng FWD, Sun Life Việt Nam hồi đầu năm tăng vốn từ 2.570 lên 5.070 tỷ đồng. Cuối năm 2019, Sumitomo Life Insurance Company đã chi hơn 4.000 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) từ 17,48% lên 22,09%, sau lần rót vốn đầu tiên từ năm 2012. Năm 2018, Manulife cũng tăng vốn thêm gần 4.000 tỷ đồng lên hơn 9.695 tỷ đồng, Hanwha Life Việt Nam thêm gần 3.000 tỷ đồng, lên 4.900 tỷ đồng và một số cái tên khác như Cathay Life Việt Nam, Prudential Việt Nam, Aviva Việt Nam… đều nâng vốn điều lệ.

Tính đến tháng 3/2020, thị trường Việt Nam có 5 doanh nghiệp bảo hiểm vốn trên 5.000 tỷ đồng và chỉ duy nhất công ty vượt 10.000 tỷ đồng là FWD. Phần lớn các thương vụ tăng vốn đều tại các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại, trong mảng bảo hiểm nhân thọ.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện có 17 doanh nghiệp, trong khi phi nhân thọ có 29 đơn vị. Theo quy định hiện hành, mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho tất cả các nghiệp vụ là 400 tỷ đồng, nhân thọ là 1.000 tỷ đồng. Động thái tăng vốn điều lệ liên tục của khối ngoại, bên cạnh việc củng cố năng lực tài chính, phần nào cho thấy sự thu hút của thị trường bảo hiểm Việt Nam, khi các doanh nghiệp này chuẩn bị cho cuộc đua “dài hơi”.

Ngành bảo hiểm hút vốn ngoại - Ảnh 2.

Xếp hạng các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Nguồn: Tổng hợp. Đơn vị: tỷ đồng


Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong quý I, trước ảnh hưởng của Covid-19, ngành bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng với doanh thu phí tăng 26%. Trong đó bảo hiểm nhân thọ tăng 21%, và bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%. Năm 2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam mục tiêu doanh thu phí tăng 18%, đạt 188.730 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 13% lên 514.795 tỷ đồng.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam hấp dẫn

Năm trước, thị trường Việt Nam cũng ghi nhận con số tăng trưởng. Về quy mô, tổng tài sản thị trường bảo hiểm đạt 454.400 tỷ đồng, tăng 15% so năm 2018. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 89.300 tỷ đồng, tăng 9,3%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 2019 đạt 160.200 tỷ đồng, tăng 20,5%.

Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam có trên 96 triệu người, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng nâng cao, trong khi thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều khoảng trống.

Tại các nước khu vực châu Á, khoảng 20-40% dân số mua bảo hiểm, chi phí cho bảo hiểm từ GDP ở các quốc gia phát triển khoảng 10-15%, trong khi ở Việt Nam số người mua bảo hiểm hiện chiếm chưa đầy 10% dân số, chi phí cho bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 2% GDP.

Báo cáo triển vọng ngành bảo hiểm của Chứng khoán Bảo Việt nhận định Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm tiềm năng, trong đó bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe sẽ là động lực tăng trưởng chính do người dân dần có ý thức về tầm quan trọng của các sản phẩm bảo hiểm.

Chứng khoán BIDV (BSC) và Chứng khoán Rồng Việt cho rằng bảo hiểm phi nhân thọ cũng tiếp tục xu hướng tăng trưởng ở mảng bảo hiểm cá nhân (con người và xe cơ giới), nhờ tầng lớp trung lưu gia tăng.

Chia sẻ của các lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm ngoại đều nhận định thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng và có cơ hội dài hạn.

Ông Huỳnh Hữu Khang, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm FWD Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á. FWD tin vào tiềm năng của thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ mở rộng sự hiện diện tại thị trường này thông qua đợt tăng vốn mới nhất. Sun Life Việt Nam cũng từng cho biết Việt Nam là thị trường quan trọng, nằm trong chiến lược mở rộng.

Thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại đã liên tục phát triển qua kênh ngân hàng bancassurance với nhiều hợp đồng độc quyền được ký kết như FWD và Vietcombank, Techcombank và Manulife, AIA và VPBank, Dai-ichi với SHB… Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngoại không ngừng mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Tin mới

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
7 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
7 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Chỉ vì muốn vượt mặt iPhone 16, các hãng điện thoại Android đang cố che đậy một "bí mật xấu xí"?
7 giờ trước
Để cạnh tranh với iPhone, các mẫu điện thoại Android sắp tới sẽ có dung lượng pin khủng lên đến 6.000 mAh. Thế nhưng pin lớn hóa ra lại không hề tốt. Đây là lý do.
Chỉ đạo 'nóng' về căng thẳng vé máy bay dịp 30/4-1/5
6 giờ trước
Nhận thấy tình trạng hết vé máy bay diễn ra ở một số chặng du lịch trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương tăng chuyến, căn cứ nguồn lực để tối ưu hoá đội tàu bay.
Doanh số bán iPhone giảm mức 'tồi tệ' tại Trung Quốc
6 giờ trước
Apple ghi nhận doanh số bán iPhone theo quý tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Lợi nhuận tăng vọt, VPBank lãi trước thuế gần 4.200 tỷ đồng trong quý I/2024
5 giờ trước
VPBank khởi động quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng
5 giờ trước
Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.
Cục An toàn thông tin cảnh bảo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến
6 giờ trước
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đưa ra cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng Việt Nam nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giải bài toán khó - Khung pháp lý hoàn chỉnh cho tài sản ảo VA và VASP phù hợp tại thời điểm này?
6 giờ trước
Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.