Ngành mía đường đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ATIGA

21/09/2020 07:52
Ngành mía đường, các doanh nghiệp, hộ nông dân đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ảnh hưởng của ATIGA. Sức ép từ đường nhập khẩu và trợ giá của các nước cũng là những khó khăn cho ngành mía đường.

Diện tích trồng mía giảm còn 50% trong niên vụ 2019 - 2020

Việt Nam bắt đầu thực hiện ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020. Trước đây, ngành mía đường có 300.000 ha với khoảng 41 nhà máy thì vụ ép mía đường 2019-2020 chỉ còn 157.000 ha và 28 nhà máy hoạt động. Như vụ sản xuất 2019-2020 ngành đường Việt Nam ép được khoảng hơn 7,5 triệu tấn mía và sản xuất được 763.931 tấn đường các loại.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã có tác động lớn đến nhu cầu tiêu thụ đường, cộng với việc nhập khẩu đường và chất tạo ngọt với khối lượng lớn từ đầu năm đã tràn ngập thị trường khiến nguồn cung đường dư thừa trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp dẫn đến giá đường trên thị trường duy trì ở mức thấp. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.

Và hiện trạng của ngành mía đường Việt Nam thu hoạch vụ mía trước đó chịu ảnh hưởng của một đợt hạn rất nặng, cùng với Thái Lan. Đợt hạn này cùng lúc “đánh” khu vực miền nam và miền trung – Tây Nguyên ở Việt Nam cũng như Thái Lan. Đợt hạn này dẫn đến một hiện tượng năng suất mía của Việt Nam hơn Thái Lan.

Tổng kết cho thời điểm hiện tại thì với khoảng 1,7 triệu ha, Thái Lan thu hoạch khoảng 44 tấn mía/ha, trong khi đó chúng ta sản xuất bình quân khoảng 53 tấn/ha. Điều này cho thấy, trong cùng một hoàn cảnh chịu khô hạn như nhau thì ngành mía đường Việt Nam vẫn duy trì được năng suất. Thái Lan bị sụt giảm từ dự kiến 10 triệu tấn đường xuống còn 7,45 triệu tấn.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Trong khi đó, ở Việt Nam thì tài trợ cho ngành mía đường tính đến thời điểm này là con số không. Trong hoàn cảnh đó, giá thành mía của Thái Lan được Bộ Công nghiệp của Thái Lan công bố là khoảng 1.419 Bath/1 tấn mía.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp mía đường Việt Nam đều thống nhất với chủ trương của Chính phủ thực thi cam kết ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020.

“Hiệp hội Mía đường Việt Nam tự tin rằng năng lực của ngành mía đường nếu được đưa về điều kiện ngang bằng với các nước sẽ đủ sức cạnh tranh. Nhưng cũng phải đề cập với hiện trạng “dòng thác” đường tràn vào như hiện nay, cộng với các yếu tố ảnh hưởng năng suất, thì ngành mía đường Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn” - ông Nguyễn Văn Lộc nói.

Đường nhập khẩu tăng 7 lần, tạo áp lực cạnh tranh với đường sản xuất

Theo ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT TTC Sugar, Nhà nước, các nhà máy cần có giải pháp để làm sao vực dậy ngành mía đường. Trong gần 30 nhà máy mía đường sản xuất, chỉ có 13 nhà máy còn hoạt động xoay vòng vốn, còn lại các nhà máy đang thua lỗ. Sự sụt giảm về số lượng nông dân trồng mía rất lớn, và để lại hậu quả xã hội rất lớn.

“Vào những năm 2015-2016, cả Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn mía đường, nhưng hiện nay chỉ sản xuất được hơn 700.000 tấn. Dự kiến, hết năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,2 triệu tấn. Tổng cung cấp khoảng hai triệu tấn. Thị phần trong nước phụ thuộc vào người nước ngoài” - ông Phạm Hồng Dương nêu ý kiến.

Thông kê từ Bộ Công thương, từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong 7 tháng năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm gần 92% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Lượng nhập khẩu từ Thái Lan đạt gần 750.000 tấn trong 7 tháng đầu năm 2020 (trong khi lượng nhập khẩu bảy tháng đầu năm 2019 chỉ là 104.000 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).

Công thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tập trung theo dõi, đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu. Thống kê tình hình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, việc tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đường và các sản phẩm từ đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường; đặc biệt là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do.  

“Bộ Công Thương đang phối hợp với các hiệp hội ngành hàng nghiên cứu xem xét áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đây là biện pháp chúng tôi rất mong muốn và khi chúng ta sử dụng biện pháp này hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, trợ cấp cho ngành mía đường gây nên phá giá” - ông Phan Văn Trinh nói./.

Tin mới

Giá cà phê Robusta lao dốc
6 giờ trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
5 giờ trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
5 giờ trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
4 giờ trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.
Xoài Trung Quốc tràn ngập chợ
4 giờ trước
Chỉ mới 2 tháng đầu mùa, đã có hơn 300 tấn xoài Trung Quốc đổ bộ về TP HCM giữa lúc xoài Việt Nam đang thu hoạch rộ

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.458.744 VNĐ / tấn

166.60 JPY / kg

2.29 %

- 3.90

Đường

SUGAR

9.662.013 VNĐ / tấn

16.91 UScents / lb

1.80 %

- 0.31

Cacao

COCOA

250.931.299 VNĐ / tấn

9,682.00 USD / mt

0.59 %

- 57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

200.868.167 VNĐ / tấn

351.55 UScents / lb

2.36 %

- 8.50

Gạo

RICE

15.869 VNĐ / tấn

13.46 USD / CWT

0.99 %

+ 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.984.839 VNĐ / tấn

1,048.50 UScents / bu

1.32 %

- 14.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.394.981 VNĐ / tấn

293.85 USD / ust

0.83 %

- 2.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

'Ruby đỏ' của Việt Nam ngon đến mức người Trung Quốc cũng phải tấm tắc khen: chuẩn bị xuất khẩu hàng nghìn tấn, chất lượng hàng đầu thế giới
4 giờ trước
Có sản lượng lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu loại quả này từ Việt Nam.
Trung Quốc sắp mở ‘luồng xanh’ cho nông sản Việt Nam
2 giờ trước
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa có buổi làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và thống nhất thiết lập cơ chế “luồng xanh nông sản” Việt Nam, nhằm ưu tiên thông quan nhanh tại cửa khẩu cho các mặt hàng quả tươi trong mùa thu hoạch cao điểm.
Hơn 2.000 tấn vải thiều dự kiến được xuất khẩu
22 phút trước
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà sẽ xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá rẻ kỷ lục - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn phải chi tiền nhập khẩu
35 phút trước
Việt Nam đã chi hơn 700 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm.