Người dân 'khóc ròng' vì nông sản tắc đầu ra

27/07/2021 14:12
Việc hạn chế đi lại cùng với hàng loạt chợ đầu mối, chợ dân sinh đóng cửa khiến cho nông sản của nông dân ùn ứ; trong khi người dân lại gặp khó khi tiếp cận nguồn thực phẩm.

Cầu cứu

Anh D. (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) cùng nhiều nông dân tại đây đã cầu cứu khắp nơi do rau quá lứa nhưng không bán được. Nguyên nhân là thương lái không thu mua vì không có phương tiện để vận chuyển, các hộ dân cũng không thể tự đem rau đi tiêu thụ.

May mắn, một nhóm thiện nguyện đã mua lại toàn bộ số nông sản trên, với số lượng gần 2,2 tấn để đi cấp phát cho các nơi cách ly, các bếp ăn 0 đồng trên địa bàn TPHCM. “Trước dịch mỗi kg rau chúng tôi bán giá khoảng 20.000 đồng, nhưng nay chúng tôi chỉ bán được bình quân 8.000 đồng/kg. Bán với giá này xem như hòa vốn nhưng nếu không bán cũng phải nhổ bỏ vì đến đợt thu hoạch mà không hái, rau sẽ bị già đi, không ai ăn nữa” - anh D. nói.

Tại Đồng Nai, nông dân cũng đang “sống dở chết dở”. Hơn một tháng nay, trang trại chăn nuôi Sông Mây (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) của ông Hoàng Văn Cần tồn khoảng 120 tấn cá. Mỗi ngày, ông lại tiêu tốn thêm hàng triệu đồng thức ăn cho cá. “Sở Nông nghiệp cũng giới thiệu điểm bán, nhưng với lượng cá hơn trăm tấn, ao rộng cả héc ta không thể mỗi lần đánh bắt bán vài trăm kg được” - ông Cần cho hay.

Bà An Tú Anh - Giám đốc HTX rau sạch Tân Yên (xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất) cho biết, lượng rau ngoài đồng của các xã viên có khoảng 100 tấn đang vào kỳ thu hoạch cũng không có nơi tiêu thụ. Bà Anh cho biết: “Năng lực của HTX có khả năng cung ứng rau ăn lá (dền, lang, đay, mồng tơi) 6 tấn/ngày và rau cải 2 tấn/ngày. Thường thị trường tiêu thục của HTX là các bếp ăn công nghiệp, chợ đầu mối và xuất khẩu. Tuy nhiên đến nay các đơn vị này đều dừng hoạt động nên đầu ra của HTX hết sức khó khăn. Đầu tháng 7, khi xã Gia Tân 3 bị phong tỏa HTX đã phải nhổ bỏ khoảng 10 tấn rau”.

Tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nông dân trồng nhãn xuồng cơm vàng ở huyện Xuyên Mộc cũng “dài cổ” chờ khách. Bà Nguyễn Thị Tịnh (ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc) cho biết, gia đình có 700 gốc nhãn xuồng cơm vàng. “Năm nay vườn nhãn sai trái, ước khoảng trên dưới 20 tấn, giờ bán với giá 15.000 đồng/kg nhưng không ai hỏi han. Mỗi đêm nhãn trong vườn rụng 700-800 kg, nếu không có người mua thì coi như trắng tay” - bà Tịnh nói.

HTX Nông nghiệp dịch vụ Nhân Tâm (xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) cho biết, có 15 hộ trồng nhãn với 21ha. Trước dịch, nhãn được cung cấp cho hệ thống các siêu thị ở TPHCM và Bà Rịa-Vũng Tàu. Bây giờ chỉ còn một siêu thị ở TPHCM mua với hạn mức từ 500 kg đến 1 tấn/ngày, giá 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, nhãn của bà con đang chín ồ ạt, nguồn cung hơn 10 tấn mỗi ngày, không thể nào bán hết được. Một số bà con gom đơn, lái xe tải chở bán lẻ với giá 15.000 đồng/kg nhưng mỗi người mua 10-20kg nên sức tiêu thụ rất chậm khiến mọi người rất sốt ruột.

Tìm lối thoát

Ông Dương Tấn Linh - Chủ tịch hội Nông dân huyện Xuyên Mộc cho biết, địa phương có 450ha nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Thái đã chín rộ 70% và hiện còn tồn đọng gần 1.000 tấn nhãn. Sau vài ngày kêu gọi người dân, cơ quan ban ngành trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiêu thụ được 124 tấn nhãn, với giá 15.000 đồng/kg. Nông dân trồng nhãn đang gặp khó là đơn hàng nhỏ lẻ không thể giao được, còn đơn hàng lớn của các siêu thị thì không đáp ứng được yêu cầu về đóng gói, nhãn mác...

Ông Trần Lâm Sinh - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai cho hay: “Sở đã lập Tổ hỗ trợ COVID-19 để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân đây, đưa sản phẩm đến tiêu thụ trong các khu vực cách ly. Tuy nhiên, cũng chỉ tiêu thụ được phần nhỏ, hiện Sở đã làm việc với TPHCM và các địa phương khác để nối lại thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân”.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc, tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã gửi văn bản đến các ngành chức năng, các huyện, thị, thành và doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ, kết nối để tiêu thụ số trái cây trên. Cụ thể, Xuyên Mộc đang có 1.290 tấn nhãn xuồng cơm vàng giá bán 15.000 đồng/kg; nhãn quế 100 tấn giá bán 8.000 đồng/kg; thanh long 140 tấn giá bán 10.000 đồng/kg đang cần chờ tiêu thụ. “Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ nông sản, thủy sản của bà con trên địa bàn huyện” - ông Khanh giải thích nguyên nhân.

Bà Nguyễn Thị Ánh Lan - Chủ tịch HTX Nuôi trồng thủy sản Tương Lai (huyện Củ Chi, TPHCM) cho hay, HTX còn tồn hơn 70 tấn cá rô, cá lóc chưa có đầu ra. “Qua nhiều lần đưa hàng đi phân phối, chúng tôi thấy rằng nếu có người đại diện địa phương thu mua thì sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể, chúng tôi đang bán cá cho người dân tại phường Hiệp Thành (Q.12, TPHCM) bằng cách cho một người đại diện phường đứng ra làm đầu mối, các tổ dân phố sẽ nhận đơn hàng đăng lý của người dân rồi tập hợp lại gửi cho vị này. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ giao cá đến địa phương để đưa xuống từng đến người dân. Nếu các địa phương khác cùng thực hiện theo cách này thì vừa “giải cứu” được cá tại ao, hỗ trợ nông dân, vừa có thêm nguồn thủy sản an toàn với giá cả phải chăng” – bà Ánh Lan bộc bạch.


Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
2 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
29 phút trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
26 phút trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
26 phút trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
36 phút trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.851.223 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
1 phút trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.
Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải có nguồn gốc xuất xứ
3 phút trước
Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Luật Đất đai 2024: Quy định mới về đất nông nghiệp mang lại quyền lợi cho nông dân?
16 giờ trước
Luật Đất đai 2024 đã quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương. Chuyên gia đánh giá quy định mới về đất nông nghiệp có tính đột phá, kỳ vọng nhiều thay đổi tích cực trong thời gian tới.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
1 ngày trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.