Nhật Bản 'hụt hơi', các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chớp lấy thời cơ ồ ạt tiến vào Đông Nam Á - Việt Nam có sẵn sàng đón nhận

28/09/2022 15:02
Liệu những 'tay chơi' mới tại đất nước tỷ dân có thể thâm nhập vào thị trường ô tô nơi các thương hiệu Nhật Bản đang chiếm ưu thế?

Một cuộc cạnh tranh khốc liệt mới đang bắt đầu hình thành trên thị trường xe điện tại khu vực Đông Nam Á, giữa các nhà sản xuất ô tô đương nhiệm của Nhật Bản với các công ty mới gia nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các công ty nội địa trong khu vực.

Các hãng xe Nhật Bản tạm thời 'hụt hơi' trong cuộc đua xe điện

Với dân số khoảng 675 triệu người, đây là một thị trường tiềm năng đáng để đầu tư phát triển. Doanh số hàng năm tại đây dự kiến ​​sẽ tăng hơn 2 lần vào năm 2040 lên khoảng 5 triệu xe khi dân số và các nền kinh tế trong khu vực tăng trưởng mạnh mẽ.

Hiện nay, những dòng xe có giá cả phải chăng đến từ các thương hiệu Nhật Bản bao gồm Toyota, Honda, Mitsubishi, Daihatsu và Mazda đang chiếm lĩnh thị trường xe hơi. Khoảng 78% tổng số ô tô và SUV bán ra trong năm 2019 tại thị trường ô tô lớn nhất trong khu vực Indonesia có giá dưới 20.000 USD.

Nhật Bản hụt hơi, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chớp lấy thời cơ ồ ạt tiến vào Đông Nam Á - Việt Nam có sẵn sàng đón nhận - Ảnh 1.

Giá các mẫu xe điện tại thị trường Indonesia tính đến quý 1 năm 2020 (Ảnh: Bloomberg)

Thị trường xe điện ở Đông Nam Á vẫn còn tương đối nhỏ. Khoảng 16.000 chiếc EV đã được bán tại đây vào năm ngoái trong tổng số 6,6 triệu chiếc được giao trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch sang xe điện đang mở ra cơ hội cho các công ty như SAIC, Wuling, Great Wall, BYD, Hyundai và VinFast mở rộng quy mô tại khu vực đang phát triển này. Đặc biệt khi các đối tác Nhật Bản vẫn hạn chế cung cấp nhiều xe chạy bằng pin hơn cho người tiêu dùng.

Cho đến năm ngoái, chính phủ nhiều nước trong khu vực không có các khoản trợ cấp hấp dẫn hoặc các quy định nghiêm ngặt về tiết kiệm nhiên liệu đã giúp hỗ trợ việc áp dụng xe điện ở châu Âu và các nơi khác.

Điều đó có nghĩa là những công ty thống trị như Toyota và Honda không mấy tích cực với phong trào theo đuổi xe điện trong khu vực. Thật vậy, hầu như không có nhà sản xuất ô tô toàn cầu nào hiện nay cung cấp xe điện ở mức giá có thể thu hút thị trường đại chúng và đạt được quy mô kinh tế đủ lớn trong khu vực.

Cơ hội cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc ‘nhảy vào’?

Nhiều nhà sản xuất ô tô tại nước tỉ dân hiện có một số mẫu xe điện giá cả phải chăng mà họ tự sản xuất và bán ở Trung Quốc. Họ đang bắt đầu đưa những mẫu xe này đến khu vực Đông Nam Á. Great Wall Motor và SAIC's MG Motor đã giới thiệu 3 chiếc EV tại Thái Lan có giá từ 20.000 USD đến 30.000 USD.

Nhật Bản hụt hơi, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chớp lấy thời cơ ồ ạt tiến vào Đông Nam Á - Việt Nam có sẵn sàng đón nhận - Ảnh 2.

Một chiếc xe điện Wuling Air trong một khóa học lái thử vào tháng 8 tại Triển lãm ô tô quốc tế Gaikindo Indonesia (Ảnh: Bloomberg)

Wuling, một nhà sản xuất ô tô khác của Trung Quốc nổi tiếng với chiếc xe Hongguang Mini EV, đã giới thiệu một chiếc EV nhỏ có giá từ 16.000 USD tại Indonesia. Nhiều mẫu xe trong số này đã được người tiêu dùng ưa chuộng và phải chờ đợi để được giao hàng.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nền kinh tế phương Tây cũng khiến Đông Nam Á trở thành trung tâm sản xuất rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang muốn mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Các ưu đãi từ chính phủ Đông Nam Á dành cho các công ty đầu tư vào sản xuất xe điện và pin lithium trong nước đã thúc đẩy một loạt các khoản đầu tư từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào khu vực này. Các nhà sản xuất ô tô từ các quốc gia này bao gồm BYD, Great Wall Motor, Hyundai, MG Motor và Wuling đã chọn Indonesia hoặc Thái Lan làm cơ sở sản xuất xe điện trong khu vực.

Quá trình chuyển đổi công nghệ trên cũng tạo điều kiện cho một loạt các công ty mới trong khu vực tham gia vào ngành. VinFast, được sự hậu thuẫn của tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam là VinGroup, đã bắt đầu bán xe điện sản xuất trong nước vào năm ngoái. Công ty đặt mục tiêu vận chuyển lô xe điện đầu tiên đến châu Âu vào cuối năm nay và bắt đầu sản xuất tại nhà máy Mỹ vào năm 2024.

Các chính phủ ở Indonesia và Thái Lan cũng đang ủng hộ các công ty năng lượng nhà nước đầu tư vào chuỗi giá trị xe điện để nâng cao năng lực sản xuất địa phương và có thể tạo cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghiệp mới nổi này.

Nhật Bản hụt hơi, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chớp lấy thời cơ ồ ạt tiến vào Đông Nam Á - Việt Nam có sẵn sàng đón nhận - Ảnh 3.

Doanh số bán xe điện của khu vực Đông Nam Á đang trên đà tăng mạnh đến năm 2025 (Ảnh: Bloomberg)

Bloomberg dự kiến ​​doanh số bán xe điện hàng năm trong khu vực sẽ tăng từ 16.000 chiếc vào năm 2021 lên gần 81.000 chiếc vào năm 2025. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng hiện tại, các công ty đương nhiệm của Nhật Bản sẽ mất phần lớn mức tăng trưởng này trừ khi họ đẩy nhanh tiến độ phát triển tất cả các mẫu xe điện mới ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, không gì là dễ dàng cho những công ty mới gia nhập. Đây có thể là một trở ngại lớn cho các họ khi người tiêu dùng vẫn có sự tin tưởng lớn vào các thương hiệu ô tô hiện tại của Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng có mạng lưới bán hàng và dịch vụ được thiết lập chặt chẽ để tiếp cận nhiều thị trường và nhiều người tiêu dùng hơn nếu quyết định mở rộng quy mô.

Dù chưa xây dựng được quy mô rộng lớn như vậy nhưng những ‘người chơi’ mới đang cung cấp nhiều tính năng hiện đại, thông minh hơn cho sản phẩm như trợ lý kỹ thuật số tương tác, tính năng kết nối dựa trên ứng dụng và cập nhật qua mạng. Điều này có thể giúp họ thu hút đối tượng khách hàng trẻ tuổi và thu hẹp khoảng cách giá trị thương hiệu cho một tầm nhìn dài hạn tại thị trường Đông Nam Á.

Thị trường Việt Nam có sẵn sàng đón nhận?

Gói gọn trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21, ô tô Trung Quốc đã hình thành nên 2 đợt xâm nhập thị trường Việt Nam, lần thứ nhất là giai đoạn 2005 đến 2010, lần thứ hai từ 2015 đến nay. Dù cùng giai đoạn với xe Hàn Quốc nhưng dường như ô tô xuất xứ Trung Quốc tiến chậm và khó chiếm được lòng tin của người Việt.

Giới chuyên gia ô tô nhận định, giai đoạn 2014 trở về trước, ô tô Trung Quốc gần như không có cửa cạnh tranh bởi yếu tố chất lượng không tương xứng giá bán. Các thương hiệu mới đến rồi đi chỉ trong số năm đếm chưa đầy bàn tay, có thể kể tên như Lifan, BYD, Haima, Geely, MG.

Phải sau năm 2015, ô tô Trung Quốc mới tạo nên thành công một phần với loạt thương hiệu Zotye, BAIC, Brilliance V7, Beijing, Dongfeng nhờ yếu tố cải tiến mẫu mã, công nghệ, trong khi vẫn theo đuổi đặc điểm giá rẻ. Tuy nhiên, không giống như xe Nhật, Hàn, Mỹ đã phổ cập rộng khắp các phân khúc giá thì ô tô Trung Quốc bị bó hẹp ở tầm giá dưới 800 triệu đồng.

Xe Trung Quốc khó thuyết phục phân khúc khách hàng cao hơn bởi định vị giá xe ban đầu đã rất thấp, theo thời gian sẽ không thể cải thiện nhanh dù bây giờ có những mẫu xe đắt không kém xe Châu Âu hay Nhật. Vì vậy, ô tô Trung Quốc muốn có chỗ đứng ở Việt Nam sẽ cần phải đầu tư bài bản với hệ thống bảo hành và bảo dưỡng đầy đủ, dịch vụ khách hàng chất lượng.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
8 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
8 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
7 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
6 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
5 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.217.668 VNĐ / thùng

87.29 USD / bbl

0.21 %

+ 0.18

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.114.775 VNĐ / thùng

83.24 USD / bbl

0.62 %

+ 0.51

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.210.954 VNĐ / m3

1.76 USD / mmbtu

0.41 %

+ 0.01

Than đá

COAL

3.601.265 VNĐ / tấn

141.75 USD / mt

0.53 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

OPEC sắp đón thành viên mới – là quốc gia có trữ lượng dầu gấp 2,5 lần Việt Nam, sắp khai thác 700.000 thùng/ngày
9 giờ trước
Sản lượng từ quốc gia này có thể bù đắp cho việc Angola vừa rời đi khỏi OPEC.
Giá dầu có thể lên tới 130 USD/thùng
9 giờ trước
Các nhà phân tích không loại trừ khả năng giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng. Thậm chí, giá dầu có thể lên tới 130 USD/thùng nếu xung đột lan rộng ở Trung Đông.
YouTuber triệu view Quang Linh Vlogs và Lôi Con "vượt khó" sau sự cố, fan chờ đón về Việt Nam
10 giờ trước
Dù buộc phải hủy chuyến bay theo lịch đã dự kiến vì giấy tờ của Lôi Con có vấn đề, không được xuất cảnh nhưng Quang Linh Vlogs vẫn kịp xử lý, mua vé máy bay khác để về Việt Nam.
Không phải Nga, đây mới là vựa dầu "miễn nhiễm" với lệnh trừng phạt: Xuất khẩu dầu tăng cao nhất 6 năm, Trung Quốc mạnh tay gom hàng
11 giờ trước
Bất chấp bị các cường quốc trừng phạt, doanh số bán dầu của quốc gia này đạt kỷ lục trong 6 năm.