Nhóm Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc hợp tác hỗ trợ phát triển thị trường vốn Việt Nam, tập trung thu hút nhà đầu tư nước ngoài

31/08/2021 10:17
Lộ trình do WBG đề xuất tập trung giải quyết những rào cản chính đối với khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách áp dụng các cơ chế mới để nới lỏng yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với các giao dịch chứng khoán, các giải pháp về giới hạn sở hữu nước ngoài đối với chứng khoán, và cải thiện việc công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Trong bối cảnh Việt Nam tích cực huy động vốn để duy trì các hoạt động kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, ngày 31/8/2021, IFC, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc đã hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục đích nhằm cải thiện hoạt động của thị trường chứng khoán để thu hút nhà đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, giúp phát triển kinh tế bền vững.

Hội nghị do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp tổ chức đã thảo luận về Dự thảo Chiến lược Phát triển Thị trường Chứng khoán giai đoạn 2021-2030 do UBCKNN xây dựng và một lộ trình nhiều giai đoạn do WBG đề xuất để phát triển thị trường chứng khoán với trọng tâm là nâng cao khả năng tiếp cận của nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các đối tác phát triển bao gồm Úc và Thụy Sĩ, và các bên tham gia thị trường cũng đã thảo luận về tiến độ triển khai quy định và đề xuất cơ chế làm việc chéo giữa các bộ ngành và cơ quan chính phủ nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường.

Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: "Mục tiêu của chiến lược là xây dựng thị trường vốn trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, khơi thông tiềm năng của thị trường, phục vụ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế, huy động nguồn vốn hợp lý, cân đối cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Kế hoạch được xây dựng phù hợp với các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, đảm bảo bảo vệ nhà đầu tư và niềm tin của thị trường."

Lộ trình do WBG đề xuất tập trung giải quyết những rào cản chính đối với khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách áp dụng các cơ chế mới để nới lỏng yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với các giao dịch chứng khoán, các giải pháp về giới hạn sở hữu nước ngoài đối với chứng khoán, và cải thiện việc công bố thông tin bằng tiếng Anh.

"Một thị trường vốn phát triển sâu, rộng, hiệu quả và được quản lý tốt sẽ giúp tiếp cận nguồn tài chính dài hạn bằng nội tệ vốn rất cần thiết cho sự phát triển của một khu vực tư nhân thịnh vượng - động lực chính của việc làm và tăng trưởng bền vững," ông Lâm Bảo Quang, Quyền Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào cho biết. "Việc thúc đẩy đổi mới là cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết để có thể phát triển một nền tảng các nhà đầu tư đa dạng cho thị trường vốn trong nước khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm và Việt Nam sẽ cần một lượng lớn vốn dài hạn bằng nội tệ để phục hồi và tiếp tục đầu tư cho tăng trưởng bền vững sau đại dịch COVID-19."

IFC và Ngân hàng Thế giới, hợp tác với Chính phủ Úc, đang thực hiện một chương trình tư vấn nhiều năm nhằm hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc cải thiện khung pháp lý, hạ tầng thị trường, năng lực của các cơ quan quản lý và phát triển các sản phẩm mới. Hợp tác này là một phần của Chương trình Phát triển Thị trường Vốn Chung (J-CAP) - một sáng kiến ​​của WBG về phát triển thị trường vốn cổ phần và vốn nợ ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sáng kiến ​​J-CAP được thành lập vào năm 2017 với mục tiêu hỗ trợ các nước đang phát triển hiện thực hóa các lợi ích khi phát triển mạnh mẽ thị trường vốn trong nước.

"Các thị trường vốn phát triển, được quản lý tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng để đa dạng hóa các lựa chọn tài chính và sẽ đóng vai trò then chốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam. Các thị trường vốn phát triển sẽ cung cấp nguồn tài chính trong nước quan trọng cũng như hỗ trợ hiệu quả hơn các nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng cao hơn," ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam cho biết. "Sau tuyên bố của Thủ tướng Úc Morrison vào tháng 1 năm 2021 về khoản hỗ trợ 2,2 triệu đô la Úc cho phát triển thị trường vốn của Việt Nam, chính phủ Úc rất vui được thông báo chúng tôi đã hợp tác với Nhóm Ngân hàng Thế giới và Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông qua chương trình J-CAP nhằm đổi mới và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam."

Tại Việt Nam, hỗ trợ của chính phủ Úc đối với chương trình J-CAP về phát triển thị trường chứng khoán song hành cùng hỗ trợ của chính phủ Thụy Sĩ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu – một bộ phận của thị trường vốn. Trên phạm vi toàn cầu, chương trình JCAP ở các quốc gia khác nhận được sự hỗ trợ của các chính phủ Đức, Na-uy, Úc, Luxembourg, Nhật Bản, Hà Lan cũng như Thụy Sĩ.

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
2 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
2 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
2 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
3 giờ trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Báo Mỹ mong chờ sự thể hiện của VF 3 tại các thị trường quốc tế
3 giờ trước
Kỷ lục 28.000 cọc mẫu xe VF 3 chỉ trong 66 giờ đã gây ấn tượng với truyền thông quốc tế, điều này hứa hẹn mẫu mini SUV nhà VinFast trở thành “bom tấn” tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán SHS “tự tin” tăng vốn thành công, đặt mục tiêu trở lại Top 10 thị phần môi giới
3 ngày trước
Phát biểu tại Đại hội, ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT SHS chia sẻ, SHS sẽ tiến tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành đơn vị trung tâm trong hệ sinh thái Tập đoàn tài chính đầu tư, sớm lấy lại Top 10 thị phần môi giới trên cả hai sàn HoSE và HNX, thậm chí là vị trí cao hơn nữa.
Vì sao FPT là doanh nghiệp thành lập đầu tiên, ông Trương Gia Bình vẫn chưa thành tỷ phú?
14/05/2024 13:36
Tập đoàn FPT, một trong những doanh nghiệp đầu tiên được thành lập khi Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời vào năm 1990, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nhưng người sáng lập ra nó là ông Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc vẫn là chưa thể lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới.
Cổ phiếu hàng không “bay cao”, VN-Index tăng một mạch hơn 20 điểm
06/05/2024 15:22
Hai cổ phiếu hàng không của Vietnam Airlines và Vietjet Air đều tăng trần "tím lịm" sau những thông tin về kết quả kinh doanh.
Một công ty xe điện vừa âm thầm gửi mail 'dọa' nhân viên có thể sắp bị sa thải ngay trong tháng sau, ngầm cảnh báo tương lai tăm tối phía trước
03/05/2024 04:45
Công ty xe điện này hiện đang rất khó khăn.