Nông sản Việt xuất ngoại: Ám ảnh dư lượng kháng sinh, BVTV (Kỳ 2)

22/11/2017 11:19
Các loại nông sản của Việt Nam, từ tôm, cá, hạt tiêu hay trái cây như thanh long, bưởi, xoài… đều đã vướng những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu ra thế giới. Nhiều lô nông sản xuất khẩu đã bị trả về, vì vượt mức dư lượng tối đa đối với các hoạt chất, kháng sinh - rào cản mà các nước đang tìm cách nâng cao, siết chặt hơn. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu được lợi khi tham gia TPPNgắm “nhan sắc" 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD

Đầu năm 2017, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tiêu Việt Nam được một phen hú vía khi Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết đang kiến nghị nâng mức mức dư lượng tối đa (MRLs) cho phép của hóa chất Metalaxyl trên hạt tiêu xuất khẩu vào thị trường này từ 0.1ppm lên mức 0.05ppm.

“Tiêu điều” vì rào cản kỹ thuật

nong san viet xuat ngoai: am anh du luong khang sinh, bvtv (ky 2) hinh anh 1

Chăm sóc vườn dưa lưới trồng theo quy trình chuẩn VietGAP tại Hóc Môn (TP.HCM).  Ảnh: T.H

Mỗi năm, mất hàng trăm nghìn USD kiểm tra dư lượng
kháng sinh

Là một trong đơn vị những xuất khẩu tôm, ông Võ Văn Phục - Giám đốc Công ty VINACLEANFOOD cho biết, doanh nghiệp này mỗi năm phải chi ra ít nhất 700.000USD để kiểm tra hàm lượng kháng sinh cho 7.000 tấn sản phẩm tôm xuất khẩu. Đó là chưa kể, cộng thêm chi phí lấy mẫu kiểm tra ở các thị trường nhập khẩu tôm, nên chi phí của doanh nghiệp bị đội lên rất nhiều.

Việc nâng mức dư lượng cho phép lên 0.05ppm có thể sẽ khiến một khối lượng lớn hạt tiêu của Việt Nam không vào được thị trường EU. Vì hiện tại, EU tiêu thụ gần 40.000 tấn, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Thế nhưng, khi Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA) lấy mẫu, phân tích khoảng 800 mẫu hạt tiêu đen nhập vào EU thì chỉ có 17% số mẫu có mức dư lượng tối đa cho phép dưới 0.05ppm.

Không chỉ bị cản trở vì Metalaxyl, một số vấn đề mới, liên quan tới quy định đối với các hoạt chất, như Pyrrolicidinealcaloids (PA), chất dầu khoáng lây nhiễm trong quá trình đóng gói, vận chuyển hoặc vấn đề chất PAH/Anthraquinone tạo khói nhiễm bẩn vào hạt tiêu trong quá trình sấy, chế biến sai quy cách… cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này.

“Không chỉ EU, thị trường Mỹ cũng đang chuẩn bị ban hành hàng loạt quy định mới về yêu cầu chất lượng nông sản nhập khẩu, trong đó có hồ tiêu”, bà Nguyễn Mai Oanh – Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nói thêm.

Còn với tôm, nhiều năm liền doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Việt Nam “vật vờ” tại thị trường Nhật khi cơ quan chức năng nước này quy định mức dư lượng cho phép của các hoạt chất như Enrofloxacin, Ciprofloxacin là 0.01mg/kg, cao gấp 10 lần so với quy định của châu Âu.

Hay như chỉ tiêu Sulfadiazine trên tôm, Nhật Bản quy định chỉ cho phép dư lượng là 0,01ppm. Thế nhưng, đã có nhiều lô hàng xuất khẩu vào thị trường bị phát hiện dư lượng Sulfadiazine vượt mức. Hậu quả là đầu tháng 12.2016, phía Nhật Bản đã phát đi thông báo tăng tần suất kiểm tra chỉ tiêu Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam.

“Mức sống của người dân ở những thị trường nhập khẩu càng cao thì chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm càng được nâng lên. Kéo theo đó, việc họ giảm dư lượng hóa chất, kháng sinh, gia tăng kiểm tra dư lượng hóa chất trong sản phẩm nhập khẩu cũng là điều dễ hiểu” - ông Trần Văn Phẩm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) bình luận.

Học Ấn Độ, kiên trì đấu tranh

Không chỉ nông sản Việt Nam gặp khó khăn với các quy định MRL (ngưỡng hàm lượng tối đa), các nước trên thế giới cũng từng nhiều lần vấp phải “hòn đá” này khi xuất khẩu nông sản, trong đó có Ấn Độ. Bằng cách kiên trì đấu tranh, Ấn Độ đã thuyết phục được nhiều thị trường giảm mức dư lượng cho phép đối với nhiều sản phẩm như chè, gạo.

Công cuộc đấu tranh phá bỏ các hàng rào kỹ thuật vẫn đang được Ấn Độ theo đuổi với các sản phẩm nho và hoạt chất Tricyclazole trên gạo Basmati. Câu chuyện của Ấn Độ được xem như bài học “bằng xương bằng thịt” cho cả nhà quản lý và doanh nghiệp, nông dân Việt Nam. TS Debrabata Kanungo - Chủ tịch Hội đồng MRLs và Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (Bộ Y tế Ấn Độ), cho rằng các nước xuất khẩu nông sản cũng cần đấu tranh với các thị trường nhập khẩu về những quy định MRL chưa hợp lý. Ấn Độ đã có nhiều bài học thành công trong việc này.

Ông Kanungo lấy ví dụ, Iran từng phản đối việc nhập khẩu chè (trà) từ Ấn Độ do có dư lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong chè nhập khẩu vượt quá MRL của Iran, đồng thời tồn dư một số kim loại nặng trong khi độ tin cậy của giấy chứng nhận GMP do Ấn Độ cấp ở mức thấp.

Trước hoàn cảnh này, Ấn Độ thực hiện đối thoại song phương, thuyết phục nhà nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) và đánh giá rủi ro không cho thấy bất kỳ tác động nào lên sức khỏe của người tiêu dùng tại Iran.

Phía Ấn Độ cũng kịp thời cung cấp dữ liệu về 5 loại thuốc bảo vệ thực vật để sửa đổi mức MRL hiện có tại Iran cho thực tế hơn. Đồng thời, công nhận giấy chứng nhận GMP có hiệu lực 3 năm, đánh giá chất lượng của các đơn vị xuất khẩu chè bởi Iran.

Tương tự, năm 2011, gạo Basmati của Ấn Độ bị Mỹ ngưng nhập khẩu với lý do dư lượng Tricyclazole trong gạo vượt mức dư lượng NK (IT) mặc định. Trước tình hình đó, Ấn Độ đã phê duyệt GAP trong sản xuất lúa với dư lượng cho phép là 3ppm trong gạo, đồng thời đàm phán đề nghị Mỹ chấp nhận mức dư lượng này. Cuối cùng, phía Mỹ đã đồng ý và nâng IT với gạo Basmati lên mức 3ppm.

“Ấn Độ đang tiếp tục đấu tranh với EU về MRL của hoạt chất Chlormequat chloride trên nho khi phía EU giảm MRL của Chlormequat chloride (CCC) từ 0,05 xuống 0,01mg/kg. Hoạt chất Tricyclazole trên gạo Basmati  được phía EU giảm mức MRL từ 1ppm xuống 0,01ppm” - ông Kanungo cho biết thêm.

Tin mới

Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
10 giờ trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
9 giờ trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Cây xoài "độc lạ" nhất MXH: Nửa quả vàng ươm, nửa quả vẫn còn "xanh ngắt"
9 giờ trước
Chẳng hiểu vì lý do gì, một cây xoài bỗng cho những quả vô cùng "độc lạ".
Ford Territory 2024 lộ diện: Mặt trước long lanh, trông như xe điện, về Việt Nam sẽ dễ thành bom tấn, làm khó CX-5, CR-V
8 giờ trước
Ford Territory chuẩn bị có bản cập nhật mới với sự xuất hiện của tùy chọn hybrid sạc điện.
Giăng câu không cần mồi, bắt đủ thứ tôm cá ở Cà Mau
7 giờ trước
VOV.VN - Một bộ phận người dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau hành nghề câu kiều để kiếm sống. Đây là nghề đánh bắt độc đáo, người dân thả lưỡi câu nhưng không mắc mồi mà vẫn bắt được tôm, cá.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.349.324 VNĐ / tấn

166.10 JPY / kg

0.79 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.277.034 VNĐ / tấn

18.31 UScents / lb

-1.82 %

- -0.34

Cacao

COCOA

190.294.977 VNĐ / tấn

7,474.50 USD / mt

-4.70 %

- -368.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

112.497.317 VNĐ / tấn

200.43 UScents / lb

-0.04 %

- -0.08

Đậu nành

SOYBEANS

11.339.720 VNĐ / tấn

1,212.20 UScents / bu

-0.15 %

- -1.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.359.823 VNĐ / tấn

369.15 USD / ust

-0.69 %

- -2.55

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.752.441 VNĐ / tấn

44.10 UScents / lb

1.26 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang bắt đầu thu hoạch vải thiều, giá tại vườn khoảng 35.000 đồng/kg
4 giờ trước
Nhiều vườn vải thiều tại Bắc Giang bắt đầu cho thu hoạch, mặc dù sản lượng dự kiến giảm 50% nhưng giá thu mua tại vườn cũng không tăng quá mạnh.
Giá heo hơi vào "sóng" tăng sắp chạm mốc 70.000 đồng/kg, nhiều "ông lớn" đua nhau tái đàn
3 giờ trước
Tính từ đầu năm đến nay, giá heo hơi bình quân đã tăng khoảng 25%.
Nguồn cung giảm, giá hồ tiêu tiếp tục tăng
12 giờ trước
Giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng, trong khi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã kết thúc nên nguồn cung sẽ ngày càng giảm. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Việt Nam mới có thêm một loại cà phê đặc sản, vừa "chào sân" ở Mỹ đã cháy hàng sau 2 ngày
15 giờ trước
Để chế biến cà phê ngon từ quả tươi, cần khoảng 4 ngày, nhưng với loại đặc sản, cần ít nhất 2-3 tuần. Với 6000 tấn cà phê arabica đặc sản của Sơn La, Phúc Sinh chỉ làm được 6 tấn thành phẩm.