Phiên 23/7: Khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên HoSE, vẫn miệt mài "xả" VIC, KDH

23/07/2021 15:55
Phiên hôm nay, VN-Index sau nhiều lần bứt phá không thành khi đối mặt vùng cản mạnh 1.295 điểm, đã quay đầu lùi về dưới ngưỡng 1.270 điểm.

Phiên giao dịch ngày 23/7, sắc đỏ áp đảo ngay từ khi mở cửa đã đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Ngay sau đó, nhờ lực nâng đỡ từ một số bluechips nên VN-Index có thời điểm đã bật tăng trở lại vùng giá xanh.

Tuy nhiên, sắc xanh không giữ được bao lâu khi mà đà giảm của chỉ số tiếp tục được nới rộng càng về cuối phiên chiều. VN-Index sau nhiều lần bứt phá không thành khi đối mặt vùng cản mạnh 1.295 điểm, cuối cùng quay đầu lùi về dưới ngưỡng 1.270 điểm. Sắc đỏ bao trùm lên thị trường chung với 282 mã giảm trên sàn HOSE, trong khi chỉ có 97 mã tăng và 38 mã đứng giá tham chiếu.

Bên bán cũng trở nên thắng thế trong rổ VN30 với 26 cổ phiếu đồng loạt giảm giá, áp đảo hoàn toàn 4 mã tăng điểm, về mặt điểm số ghi nhận giảm 26,95 điểm. Giảm mạnh nhất là VRE với mức giảm 4,3%. Theo sau đó là VPB, TCH, VCB, MSN, SSI, TCB, VHM, HPG và CTG với mức giảm trên ngưỡng 3%. Chiều ngược lại, các mã trụ như VNM, FPT, POW, STB vẫn đang nỗ lực gồng đỡ chỉ số, trong đó STB là mã tích cực nhất với mức tăng 2,5%, thậm chí có thời điểm đã kịch trần.

Mặt khác, trên HoSE vẫn ghi nhận một số mã khỏe hơn thị trường chung, tăng kịch trần như CSV, DAH, HOT, ILB, PGI, SII, TCD, CIG...

Thanh khoản thị trường hiện vẫn chưa có nhiều dấu hiệu đáng kể, giá trị giao dịch trên HoSE chỉ trên 19.300 tỷ đồng. Dường như bên nắm giữ cổ phiếu đang mong chờ có nhịp tăng mạnh còn bên giữ tiền hiện cũng chưa tìm thấy sự khẳng định của thị trường để quyết định đầu tư.

Kết phiên, VN-Index giảm 24,84 điểm (1,92%) xuống 1.268,83 điểm, HNX-Index giảm 1,37% xuống 301,77 điểm, UpCOM-Index giảm 1,4% xuống còn 84,37 điểm.

Một trong những điểm trừ khá lớn của thị trường chứng khoán thời gian gần đây chính là áp lực bán ròng từ khối ngoại đang đè nặng. Trong 3 phiên gần đây, họ đã quay đầu bán ròng mỗi phiên hàng trăm đến nghìn tỷ đồng trên toàn thị trường. Phiên hôm nay vẫn ghi nhận lượng bán ròng 172 tỷ đồng từ nhà đầu tư ngoại.

Trên sàn HoSE, các NĐT nước ngoài bán ròng 204 tỷ đồng.

Về giá trị cụ thể, họ tiếp tục bán ròng mạnh nhất VIC với giá trị gần 188 tỷ đồng. Theo sau vẫn là mã KDH khi bị rút ròng 75 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác ghi nhận lực xả trên 30 tỷ đồng lần lượt là HPG (41 tỷ đồng), STB (40 tỷ đồng), SSI (39 tỷ đồng), HSG (37 tỷ đồng), PTB (34 tỷ đồng).

Trái chiều, hai mã thu hút dòng tiền ngoại mạnh nhất là MSB (129 tỷ đồng) và VNM (107 tỷ đồng). Dòng vốn ngoại còn tìm đến DGC (78 tỷ đồng), NLG (31 triệu đồng), VCB (23 tỷ đồng). Chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng được vào ròng 13 tỷ đồng.

Phiên 23/7: Khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên HoSE, vẫn miệt mài xả VIC, KDH - Ảnh 1.

Sàn HNX ghi nhận phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp của nhà đầu tư ngoại, giá trị mua ròng hôm nay đạt hơn 14 tỷ đồng.

Họ vẫn gom mạnh nhất DXS với gần 7 tỷ đồng. Một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều phải kể đến MSB (6 tỷ đồng), BSI (4 tỷ đồng đồng), BVS (3,7 tỷ đồng đồng), THD (1 tỷ đồng)...

Ở chiều giao dịch bán, các mã bị rút ròng mạnh là VND (3,7 tỷ đồng), SHB (1,2 tỷ đồng), ART (1 tỷ đồng). Theo sau, khối ngoại cũng xả VCS (992 triệu đồng), CEO (880 triệu đồng), INN (575 triệu đồng), EID (350 triệu đồng)...

Phiên 23/7: Khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên HoSE, vẫn miệt mài xả VIC, KDH - Ảnh 2.

Thống kê trên UPCoM, khối ngoại đã mua ròng hơn 17,5 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Có 3 mã cổ phiếu được vốn ngoại rót ròng trên 1 tỷ đồng, trong đó mạnh nhất là CTR với hơn 7 tỷ đồng mua ròng, VEA (5,4 tỷ đồng), VTP (3,4 tỷ đồng).

Phía đối diện, mã DCS bị xả ròng mạnh nhất với giá trị xấp xỉ 590 triệu đồng. Danh sách bán ròng còn có BVB, QNS, MML, SCL, NTC, NS3...

Phiên 23/7: Khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên HoSE, vẫn miệt mài xả VIC, KDH - Ảnh 3.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
20 phút trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
20 phút trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
39 phút trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
3 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.