Sát lệnh cấm vận, châu Âu bất ngờ nhận tin buồn từ các nhà cung cấp đã từng hứa hẹn trở thành “cứu tinh nguồn cung thay Nga”

04/02/2023 07:40
EU được cho đã tìm thấy các lựa chọn thay thế cho nguồn cung của Nga trước khi lệnh cấm vận vào ngày 5/2 tới đây, tuy nhiên câu chuyện nguồn cung lại bất ngờ trở nên phức tạp trở lại.
Sát lệnh cấm vận, châu Âu bất ngờ nhận tin buồn từ các nhà cung cấp đã từng hứa hẹn trở thành “cứu tinh nguồn cung thay Nga” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lệnh cấm vận các sản phẩm dầu mỏ đến từ Nga của châu Âu đã làm dấy lên cuộc tranh giành từ các nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp đến từ Trung Đông khiến EU có thể yên tâm phần nào. Tuy nhiên mọi chuyện dường như đang đi ngược lại với dự tính của châu Âu.

Ba nhà máy lọc dầu mới ở Saudi Arabia, Kuwait và Oman được kỳ vọng có thể giúp châu Âu thay thế được khối lượng 600.000 thùng dầu diesel mỗi ngày từ Nga. Tuy nhiên các nhà máy này đang phải đối mặt với nhiều sự chậm trễ. Không có nhà máy nào trong số 3 nhà máy này hoạt động hết công suất, thậm chí đối mặt với nhiều sự cố.

Ông Ahmed Mehdi, một nhà phân tích hàng hóa tại London của Renaissance Energy Advisors, cho biết: “Các dự án lọc dầu ở Trung Đông có thể bị trì hoãn vận hành bởi nhiều lý do. Châu Âu có thể sẽ không nhận được các thùng dầu bổ sung cho đến cuối năm 2023.”

Liên minh châu Âu đang chuẩn bị cấm tất cả hoạt động nhập khẩu nhiên liệu tinh chế bằng đường biển từ Nga - vốn là nhà cung cấp lớn nhất của họ từ trước tới nay vào ngày 5/2 tới đây. Lệnh cấm bao gồm các sản phẩm từ nhiên liệu máy bay đến xăng và dầu diesel. Thông tin này khiến châu Âu “ăn không ngon – ngủ không yên” khi lệnh cấm vận chỉ còn tính bằng ngày.

Sát lệnh cấm vận, châu Âu bất ngờ nhận tin buồn từ các nhà cung cấp đã từng hứa hẹn trở thành “cứu tinh nguồn cung thay Nga” - Ảnh 2.

Ảnh: FT

Các nhà máy đang hoạt động ra sao?

Kuwait — Al Zour

Kuwait có kế hoạch tăng lượng dầu diesel đến châu Âu gấp 5 lần trong năm nay lên 50.000 thùng/ngày và tăng gấp đôi lượng nhiên liệu máy bay. Điều này được thực hiện bằng cách tăng sản lượng tại nhà máy lọc dầu Al Zour khổng lồ của họ với công suất 615.000 thùng/ngày.

Theo công ty tư vấn FGE, một khi nhà máy hoạt động hết công suất sẽ có thể sản xuất khoảng 145.000 thùng dầu diesel/ngày.

Nhà máy có chi phí đầu tư hơn 15 tỷ USD và có một lịch sử hoạt động đầy khó khăn. Các kế hoạch hoạt động ban đầu đã bị loại bỏ hơn một thập kỷ trước và chỉ bắt đầu vào năm ngoái, muộn khoảng hai năm so với dự tính. Công ty năng lượng thuộc nhà nước này dự kiến ​​sẽ bắt đầu dây chuyền thứ hai trong số ba dây chuyền vào tháng này và dây chuyền cuối cùng vào tháng Tư tới đây.

Saudi Arabia — Jazan

Nhà máy lọc dầu Jazan của Saudi Aramco ở phía tây nam của vương quốc này được thiết kế để xử lý 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày và sản xuất nhiên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt của châu Âu. Theo Vortexa - một công ty tư vấn năng lượng, cơ sở này vẫn đang được tăng cường và mặc dù đã xuất khẩu một số sản phẩm, nhưng nó vẫn chưa gửi bất kỳ loại dầu diesel nào đáp ứng các tiêu chuẩn tới châu Âu.

Aramco ban đầu dự định bắt đầu hoạt động vào năm 2017 và cho biết sẽ hoạt động hết công suất vào nửa cuối năm 2020. Jazan nằm cách xa các mỏ dầu rộng lớn của Saudi Arabia ở phía đông và phải được cung cấp dầu thô thông qua tàu chở dầu thay vì đường ống. Nhà máy cũng gần biên giới của Yemen, khiến nó “đặc biệt dễ bị tổn thương” trước các rủi ro các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Oman — Duqm

Oman và Kuwait đang xây dựng một nhà máy lọc dầu công suất 230.000 thùng/ngày tại Duqm trên bờ biển thuộc Ấn Độ Dương trước đây. Ban đầu, họ nhắm mục tiêu bắt đầu vào năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn cho đến cuối năm nay. Hầu hết các nhà kinh doanh dầu mỏ ở Trung Đông không mong đợi những chuyến hàng đầu tiên cho đến ít nhất là cuối năm 2023.

UAE — Ruwais

UAE, nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC chỉ sau Saudi Arabia và Iraq, đang cố gắng tăng sản lượng dầu diesel cho Pháp và Đức thêm khoảng 100.000 thùng/ngày vào năm 2023. Họ sẽ sử dụng nhà máy lọc dầu hiện tại của mình tại Ruwais cho mục đích đó.

Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi đã tăng công suất tại cơ sở trên bờ biển Vịnh Ba Tư lên hơn 900.000 thùng/ngày vào năm ngoái.

Theo Bloomberg, FT

Tin mới

Một công ty xe điện vừa âm thầm gửi mail 'dọa' nhân viên có thể sắp bị sa thải ngay trong tháng sau, ngầm cảnh báo tương lai tăm tối phía trước
9 giờ trước
Công ty xe điện này hiện đang rất khó khăn.
Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng quan trọng không kém dầu thô đang từ Qatar đổ bộ vào Việt Nam, nhập khẩu tăng hơn 200% trong 3 tháng đầu năm
8 giờ trước
Giá nhập khẩu mặt hàng này sang Việt Nam đã giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Tablet 2-in-1 Surface Pro 10 cập bến Việt Nam: Tích hợp AI, giá từ 40 triệu
8 giờ trước
Điểm nhấn của chiếc Surface thế hệ thứ 10 là con chip Intel Core Ultra mạnh mẽ và bàn phím tích hợp sẵn nút gọi chatbot Copilot của Microsoft.
Giá ca cao thế giới giảm 25% so với mức đỉnh
8 giờ trước
Các nhà phân tích cho biết giá ca cao, nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để chế biến chocolate, đã giảm mạnh sau khi đạt mức cao kỷ lục gần đây, do các nhà đầu tư quan ngại về việc thị trường này quá
Mazda BT-50 âm thầm bị rút khỏi thị trường Việt Nam
7 giờ trước
Mẫu bán tải Nhật Bản Mazda BT-50 lặng lẽ rời khỏi thị trường Việt Nam trong tình trạng "không kèn không trống", khi gặp khó khăn chồng chất.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.839.975 VNĐ / tấn

19.40 UScents / lb

0.94 %

+ 0.18

Cacao

COCOA

199.224.373 VNĐ / tấn

7,860.50 USD / mt

-5.11 %

- -423.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

118.591.563 VNĐ / tấn

212.24 UScents / lb

-1.98 %

- -4.29

Đậu nành

SOYBEANS

10.860.274 VNĐ / tấn

1,166.18 UScents / bu

1.38 %

+ 15.88

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.841.189 VNĐ / tấn

352.25 USD / ust

0.93 %

+ 3.25

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.322.893 VNĐ / tấn

43.53 UScents / lb

0.62 %

+ 0.27

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng 71,5%
6 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Loại cây sánh ngang lan đột biến của Việt Nam: Đại gia sẵn lòng vác bao tải tiền, gán thêm ô tô để mua
12 giờ trước
Loại cây này có gì đặc biệt mà được mua bán với giá tiền tỷ?
Thị trường ngày 02/5: Giá dầu thấp nhất 7 tuần trong khi vàng tăng hơn 1%
13 giờ trước
Phiên giao dịch 01/5, giá dầu giảm khoảng 3% xuống mức thấp nhất 7 tuần, vàng tăng hơn 1%, đồng, cao su, cà phê, đường đồng loạt giảm.
Xuất khẩu 98% loại 'hạt vàng hạt bạc' này sang Việt Nam, người Campuchia tiếc nuối: 'sản phẩm của chúng ta ngon, chất lượng tốt nhưng thiếu công nghệ chế biến'
14 giờ trước
Lượng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam đã tăng hơn 400% trong tháng 3.