Tăng vốn 1,3 tỷ USD nhưng vẫn phải cắt giảm ít nhất 6.000 việc làm, Qantas xác định cho 12 chiếc A380 nằm chơi 3 năm

25/06/2020 10:50
Những ngày tháng đen tối vẫn nằm phía trước hãng hàng không danh tiếng của Australia.

Trong tuyên bố mới nhất, Qantas Airways Ltd. cho biết họ sẽ huy động t,9 tỷ đô la Australia (1,3 tỷ USD) và cắt giảm ít nhất 6.000 việc làm trong bối cảnh ngành hàng không thế giới bị đe dọa nghiêm trọng do đại dịch Covid-19.

Trong tuyên bố hôm 25/6, Qantas cho biết 15.000 lao động vẫn bị sa thải, đặc biệt là những người gắn với các hoạt động quốc tế. Thậm chí, toàn bộ đội bay 12 chiếc Airbus A380, máy bay chở khách lớn nhất thế giới, của Qantas đã trở nên vô dụng khi không thể khai thác các đường bay tấp nập tới châu Âu và Mỹ. Thậm chí, chúng sẽ phải nằm chơi trong ít nhất 3 năm.

Biến động tàn khốc, với 20% số lao động bị sa thải, cho thấy sự sụt giảm do Covid-19 sẽ không loại trừ bất cứ ai, ngay cả khi đó là một trong những hãng hàng không lớn mạnh nhất thế giới. Hồi tháng 5, Qantas cho biết họ đủ tiền để cầm cự tới tháng 12/2021. Tuy nhiên, với sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh trên quy mô toàn cầu, các hãng hàng không trên thế giới dự kiến mất hơn 84 tỷ USD trong năm 2020 mà đối mặt với một quá trình phục hồi kéo dài nhiều năm.

"Chúng tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì như thế trước đây. Chưa ai từng trải qua điều tương tự. Chúng tôi phải đối mặt với một cú đảo ngược bất ngờ mà nỗi chẳng là của ai. Điều đó rất khó để chấp nhận", Alan Joyce, CEO Qantas, cho hay.

Sự thay đổi về triển vọng ở Qantas cũng giống như cả ngành công nghiệp hàng không này. Dưới thời Joyce, Qantas có một thời gian bùng nổ mạnh mẽ. công ty kiếm được rất nhiều tiền và đã trả hơn 3 tỷ USD tiền cổ cức cho các cổ đông. Thậm chí, Joyce còn tham vọng kết nối Sydney với London và New York, những chuyến bay thương mại không dừng dài nhất thế giới vào năm 2023. Tuy nhiên, Covid-19 khiến mọi thứ đổ bể.

Hiện tại, những thành tựu của Joyce trong vài năm qua đã bị thổi bay và vị CEO này có thể phải bắt lại từ đầu. Ngày 24/6, Joyce phải công bố kế hoạch tăng vốn cổ phần đầu tiên của hãng trong một thập kỷ và một kế hoạch 3 năm lần thứ 2 nhằm cắt giảm chi phí và vạch ra con đường để vượt lên những tác động của dịch bệnh.

Theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Joyce đồng ý giữ vị trí CEO đến ít nhất là năm tài khóa 2023 kết thúc. Nhiệm vụ lớn nhất của Joyce là đảm bảo sự phục hồi cho hãng trong bối cảnh dịch bệnh gây ra một tình huống khó cho toàn bộ ngành hàng không.

Ngoài số phận nằm chơi của 12 chiếc Airbus A380, 6 chiếc Boeing 747 còn lại của Qantas cũng sẽ phải nghỉ hưu ngay lập tức, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch. Các đợt giao máy bay mới cũng bị hoãn lại. Tổng cộng, khoảng 100 máy bay của hãng sẽ không hoặt động trong ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn nữa.

"Kế hoạch mới này giúp chúng tôi trở lại đúng hướng, tăng trưởng trở lại trước khi có lợi nhuận. Chúng tôi biết rằng việc bay sẽ trở lại", Joyce cho biết.

Hiện tại, thị trường nội địa đang phục hồi tốt nhưng CEO Joyce cũng thừa nhận sẽ phải mất nhiều năm để có thể phục hồi hoạt động bay quốc tế. "Trong vài năm tới, chúng tôi có thể phải tái định vị bản thân vì doanh thu thấp hơn nhiều. Điều đó có nghĩa Quantas sẽ trở thành một hãng hàng không nhỏ hơn trong thời gian ngắn", CEO Joyce nói.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
2 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
2 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
3 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
4 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.