Texhong và những toan tính mới ở Việt Nam

16/05/2022 09:40
Nhà sản xuất vải và sợi bông hàng đầu thế giới, Texhong Textile Group đang có những toan tính mới tại Việt Nam, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngành dệt may từ Trung Quốc.

Dấu chân của Texhong ở Việt Nam

Đại dịch COVID-19 dường như đã đi qua. Nhưng, bóng ma của những cuộc phong tỏa kéo dài đã khiến các nhà sản xuất gặp phải vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, những căng thẳng thương mại từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung cũng đã làm cho các công ty phương Tây buộc phải tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc trong vòng hai năm qua.

Một số cũng đang tận dụng cơ hội để tìm kiếm những lợi ích khác nhau, từ mức thấp hơn của thuế quan và chi phí lao động ở các khu vực khác trên thế giới như Đông Nam Á.

Mặc dù, làn sóng di dời sản xuất khỏi Trung Quốc là mới đối với các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, nhưng nó đã xảy ra hơn một thập kỷ đối với các nhà sản xuất truyền thống như dệt may hay là giày dép, một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Một công ty đi trước xu hướng đó là Texhong Textile Group, một trong những nhà sản xuất vải và sợi bông hàng đầu thế giới. Công ty đã tìm thấy một mảnh đất màu mỡ để phát triển, đó chính là Việt Nam, đất nước hiện chiếm gần 40% sản lượng và còn dư địa phát triển hơn nữa.

Texhong lần đầu tiên vào Việt Nam vào năm 2006, khi hầu hết các công ty dệt may vẫn khá hài lòng với các hoạt động ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, họ đã đầu tư tổ hợp 5 nhà máy sợi ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai) vào năm 2006, với tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD. Năm 2012, Texhong tiếp tục xây dựng một nhà máy sợi 300 triệu USD ở Quảng Ninh.

Tiếp đó, năm 2014, Texhong đã nhận giấy chứng nhận đầu tư và chính thức khởi công Dự án hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD. Tập đoàn này đồng thời cũng rót thêm 300 triệu USD để thực hiện Dự án Chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tập trung tại chính Khu công nghiệp Texhong Hải Hà. Theo Thông tin Chính phủ, với tổng số tiền đầu tư lên đến hơn 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, Texhong hiện là một nhà sản xuất sợi bông lớn nhất nước.

Và lợi ích của việc đa dạng hóa cũng thể hiện trong các kết quả ấn tượng mới nhất của Texhong. Theo báo cáo thường niên được công bố vào giữa tháng 3 cho thấy, doanh thu của Texhong đã tăng 35,5% năm ngoái lên mức cao kỷ lục 26,5 tỷ NDT (3,9 tỷ USD). Tỷ suất lợi nhuận cũng có sự cải thiện lớn trong giai đoạn đó, 22,1%, đã tạo ra một sự kết hợp mạnh mẽ thúc đẩy lợi nhuận tăng gấp bốn lần lên 2,69 tỷ NDT (400 triệu USD) trong năm.

Nhưng, tại sao là Việt Nam?

Mới nhất, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự nhiều hoạt động, trong đó có các cuộc làm việc với các đối tác của Bộ Công Thương như Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và gặp gỡ các doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam.

Texhong và những toan tính mới ở Việt Nam - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Texhong (Hong Kong) - Ảnh: VGP

Tại cuộc làm việc với Tập đoàn Texhong, ông Hong Tian Zhu - Chủ tịch Tập đoàn đã khẳng định tương lai của Texhong gắn với Việt Nam, với hơn một nửa lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn hiện tập trung ở Việt Nam, trị giá hơn 1,5 tỷ USD và sử dụng tới hơn 25.000 lao động. Các sản phẩm chính của Tập đoàn là mặt hàng sợi và vải dệt kim phục vụ xuất khẩu với nguồn bông nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó chủ yếu từ Mỹ.

Có thể nói, động thái của Texhong đang cho thấy những toan tính của tập đoàn này khi nhắm đến một thị trường rộng rãi của ngành dệt may Việt Nam trên thế giới. Theo một nghiên cứu của Văn phòng Dệt may (OTEXA) và Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, thị phần của Việt Nam trên thị trường dệt may Mỹ đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, tăng lên 15% vào năm 2020 từ 12% trong hai năm trước đó.

Thêm vào đó, trái tim của ngành dệt may, thành phần trung tâm của doanh nghiệp Texhong , cụ thể là bông, lại là một sản phẩm chủ lực của Mỹ. Bông từ Mỹ nổi tiếng với việc truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm giải trình chuỗi cung ứng. Ngoài ra, khách hàng gần đây của Texhong đã thể hiện sự ưa thích đối với sản phẩm của Mỹ hơn là bông của Trung Quốc.

Như dữ liệu bức tranh lớn mới nhất cho thấy, Mỹ là nhà cung cấp bông lớn nhất sang Việt Nam, chiếm hơn 50%. Trong khi đó, Texhong là một trong những nhà mua bông Mỹ lớn nhất cho cả Việt Nam và hoạt động ở Trung Quốc, với ước tính họ đã mua 9% tổng số bông của Mỹ xuất khẩu vào năm ngoái, chiếm hơn một nửa lượng mua vật liệu trong thời gian đó.

Và với những căng thẳng thương mại từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung, việc dịch chuyển thương mại và sản xuất ra khỏi Trung Quốc là điều cần thiết với Texhong, trong khi Việt Nam và Mỹ lại đang là những đối tác thương mại chiến lược.

Điều này được cho là đã tác động lớn đến các kế hoạch của Texhong trong những năm tới, có thể sẽ tiếp tục là việc đổ nhiều nguồn lực hơn nữa vào Việt Nam với các kế hoạch bao gồm việc tăng tốc trong đa dạng hóa sản phẩm bằng việc xây dựng một cơ sở mới ở Việt Nam. Thêm vào đó, với việc đánh giá Việt Nam là một "môi trường hoạt động thuận lợi" đối với các công ty dệt may quy mô lớn, có vẻ như Texhong sẽ còn kế hoạch xa hơn nữa tại Việt Nam.

Tin mới

Vé máy bay dịp lễ 30-4, 1-5 đang cạn nhanh
10 giờ trước
Các chuyến bay từ Hà Nội, TP HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30-4, 1-5 đã bán từ 75-100% số vé, tính chất di chuyển "lệch đầu" thể hiện rõ nét
Baojun Yep sắp vào Việt Nam có bản 5 cửa: Dáng hầm hố thiên chất địa hình hơn, chạy 400km/sạc
9 giờ trước
Baojun Yep của tập đoàn SAIC dự kiến sẽ vào Việt Nam trong năm nay. Ngoài bản 3 cửa, hãng xe Trung Quốc còn bổ sung bản Plus 5 cửa. Có thể ví von mối quan hệ giữa Yep và Yep Plus tương tự Jimny 3 cửa và 5 cửa.
Sa thải lúc nửa đêm, nhân viên checkin mới biết đã 'bay màu' khỏi hệ thống, Tesla đền bù bao nhiêu?
8 giờ trước
Tesla đang đề nghị với các nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương với hai tháng lương.
Xiaomi SU7 giống Taycan đến giật mình, lãnh đạo Porsche chẳng tranh cãi chỉ đáp lại cực khéo: "Ý tưởng lớn thường gặp nhau"
8 giờ trước
Lãnh đạo hãng xe Porsche đã nhận được nhiều lời khen nhờ câu trả lời 100 điểm của mình.
Mật ong ruồi tí hon giá tiền triệu/lít có gì độc lạ?
7 giờ trước
Để có được 1 lít mật ong ruồi, người ta phải thu hoạch từ 5-6 tổ, chính vì vậy mà loại mật ong này có giá rất đắt đỏ.

Tin cùng chuyên mục

14 trạm thu phí vào diện sẽ bị kiểm tra, giám sát năm 2024
4 giờ trước
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 đối với các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ do Cục này quản lý.
Hé lộ dự án “khủng” của Bình Dương có liên quan đến Tập đoàn Thuận An
5 giờ trước
Dự án xây dựng tuyến đường tạo lực nối 3 huyện của Bình Dương có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An trong gói thầu 1.000 tỉ đồng.
Bình Dương sẽ trở thành đầu mối logistics quan trọng của vùng
7 giờ trước
Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.
Tập đoàn Thuận An phản hồi về khả năng thực hiện dự án cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM
11 giờ trước
Đảm nhận 2 gói thầu xây lắp của dự án cải tạo tuyến kênh 8.200 tỉ, Tập đoàn Thuận An cam kết vẫn tiếp tục thi công, có mặt tại công trường 24/24 và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư.