Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ 'ồ ạt' vào Việt Nam?

17/10/2021 09:15
Báo cáo VnDirect nhận định, những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

Bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam

Giai đoạn 2010-2019, sản lượng điện của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ này đã giảm chỉ còn 2,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, khiến tiêu thụ điện giảm sút.

Trong 7 tháng năm 2021, mặc dù Việt Nam vẫn phải hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch và phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong nhiều tháng, nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện đã phục hồi ở mức cao hơn 6,4%. Song, con số này vẫn thấp hơn mức 8,1% dự kiến theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8.

 Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ ồ ạt vào Việt Nam? - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Công Thương, VNDIRECT

Trong báo cáo ngành điện mới đây, VnDirect kỳ vọng sản lượng tiêu thụ điện năng sẽ phục hồi từ 2022 khi Covid-19 được kiểm soát. Theo Bộ Công thương, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng trưởng kép 8,1% trong giai đoạn 2021-2030.

Thiếu điện ở Trung Quốc và châu Âu tạo cơ hội cho Việt Nam. VnDirect nhận định, giá điện khí và điện than tăng mạnh gần đây được coi như là một vấn đề toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt đầu vào ở một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và các nước châu Âu do nguồn cung tăng không đủ nhanh để theo kịp với sự phục hồi nhu cầu dự kiến.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng điện có vẻ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc khi Chính phủ nước này định hướng cắt giảm điện than vì mục tiêu giảm khí thải carbon. Điều này hiện nay đã gây áp lực ngày càng lớn cho các doanh nghiệp. Thậm chí, một số công ty buộc phải ngừng hoạt động trong giờ cao điểm hoặc tạm ngừng hoạt động 2-3 ngày/tuần.

Những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

VnDirect cho hay, sự ổn định trong hệ thống điện hiện tại của Việt Nam có thể là lợi thế, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và hơn nữa, có thể làm tăng mức tiêu thụ điện trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc giảm công suất của một số nhà máy tại Trung Quốc có thể cho phép hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, do nhiều lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc ghi nhận sản lượng sụt giảm. Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tăng sản lượng xuất khẩu và gián tiếp giúp tăng tiêu thụ điện năng khi các nhà máy hoạt động với công suất lớn.

Thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu phát triển điện khí

Đặc biệt, từ năm 2022, sản lượng điện khí sẽ tăng trở lại nhờ các hoạt động phục hồi hậu Covid-19. Cùng với năng lượng tái tạo, Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điện khí đối với quy hoạch phát triển công suất nguồn điện của Việt Nam trong giai đoạn 2020-45.

Hiện tại, nguồn khí đầu vào trong nước đang dần cạn kiệt, trong khi các mỏ khí mới cần điều kiện khai thác phức tạp. VnDirect nhấn mạnh, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu phát triển điện khí sử dụng LNG nhập khẩu - một nguồn nguyên liệu ổn định hơn và dự kiến sẽ rẻ hơn trong dài hạn.

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8, tổng công suất điện khí trong nước sẽ tăng từ 7GW lên 9,1GW trong giai đoạn 2020-2025, nhưng giảm xuống 10,6GW vào năm 2030 và bắt đầu chuyển sang các nhà máy điện khí sử dụng LNG. Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí sử dụng LNG sẽ tăng mạnh từ khoảng 4,4GW vào năm 2025 lên 22,8GW vào năm 2030 và tiếp tục tăng lên 78GW vào năm 2045.

 Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ ồ ạt vào Việt Nam? - Ảnh 2.

Nguồn: QHĐ8, VNDIRECT

Hiện tại, một loạt các siêu dự án trong chuỗi giá trị điện khí LNG đang được công bố, giúp loại hình điện này trở thành một phân khúc hứa hẹn trong tương lai. Do đó, báo cáo nhấn mạnh, các nhà phát triển hạ tầng điện khí sẽ hưởng lợi từ xu hướng này.

 Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ ồ ạt vào Việt Nam? - Ảnh 3.

Điển hình như dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 nằm tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, là trung tâm phụ tải của miền Nam với 3 khu vực phụ tải lớn là TP. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng công suất là 1.500 MW, với POW là chủ đầu tư dự án.

Dự án Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận với tổng công suất 2.200 MW, tổng mức đầu tư là 4 tỷ USD, với chủ đầu tư là AES group. Đây là dự án sử dụng LNG nhập khẩu từ cảng Sơn Mỹ, hợp đồng BOT ký 20 năm.

Dự án Bạc Liêu CCGT tại tỉnh Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, chủ đầu tư là Delta Offshore Energy. Giai đoạn 1 đạt 800MW và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Dự án Long Sơn (GĐ1) tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng công suất 2.100 MW, tổng mức đầu tư 3.780 triệu USD, chủ đầu tư gồm Mitsubitshi Corp, General Electric, GTPP.

Dự án Cà Ná để làm điện LNG tại Ninh Thuận do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 3.850 triệu USD.

Dự án LNG Long An 1&2 tại Long An có công suất 3.000 MW, tổng mức đầu tư 3.130 triệu USD, với chủ đầu tư là Vinacapital GS Energy.

Dự án LNG Hải Lăng tại Quảng Trị có công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 2.300 triệu USD, chủ đầu tư là Tập đoàn T&T(VN), Hanwha, Kospo, Kogas (Hàn Quốc).

Tin mới

7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
8 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Galaxy Z Fold7 & Z Flip7: Khi điện thoại gập không còn phải đánh đổi
34 phút trước
Với thiết kế mỏng nhẹ, camera đạt chuẩn Ultra cùng trải nghiệm Galaxy AI được tối ưu hoá, Galaxy Z Fold7 và Flip7 đang tạo được những ấn tượng ban đầu khả quan.
Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
35 phút trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
3 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha mở bán: Thiết kế độc lạ, tiêu thụ chưa tới 2L/100 km xăng
4 giờ trước
Mẫu xe ga mới có thiết kế độc đáo, hướng tới nhu cầu cho phương tiện di chuyển hàng ngày trên đường phố của người dùng trẻ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.800.645 VNĐ / thùng

68.89 USD / bbl

0.36 %

+ 0.25

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.747.585 VNĐ / thùng

66.86 USD / bbl

0.44 %

+ 0.29

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.383.139 VNĐ / m3

3.36 USD / mmbtu

0.84 %

+ 0.03

Than đá

COAL

2.901.316 VNĐ / tấn

111.00 USD / mt

0.68 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng, dầu cùng tăng, RON 95 vượt 20.000 đồng/lít
5 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay, giá xăng tăng 190 - 210 đồng/lít.
Dàn vận động viên đình đám quy tụ tại sự kiện ra mắt giày AviRace
2 ngày trước
Vừa qua, sự kiện ra mắt giày chạy bộ AviRace đã khuấy động cộng đồng chạy bộ với không khí trẻ trung, năng động và tràn đầy cảm hứng. Lấy thông điệp chủ đạo "Bắt đầu để bứt phá", sự kiện thu hút hàng trăm runner cùng dàn vận động viên đến trải nghiệm trực tiếp đôi giày chạy bộ hiệu suất cao đang được giới thể thao mong chờ.
Honda HR-V giảm giá tới 45 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung giảm nhiều nhất còn 705 triệu, tiệm cận Xforce, Creta bản đắt nhất
2 ngày trước
Honda HR-V đang được giảm giá 30-45 triệu đồng kèm tặng nhiều phụ kiện khác.
"Quái vật" cõng 4.000 xe Trung Quốc cập bến Châu Âu: Công nghệ của đất nước tỷ dân đã đạt tới mức này?
3 ngày trước
Một chuyến tàu giảm lượng khí thải CO₂ gần 346 tấn - tương đương với việc trồng gần 38.000 cây xanh.