TS. Huỳnh Thế Du: Việt Nam cần "tỉnh táo" trước bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

23/09/2018 16:56
Việc Việt Nam cần làm hiện nay là xác định một vị trí phù hợp để tận dụng các cơ hội phát triển, TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên ĐH Fulbright nêu quan điểm.

Trong một bài viết dài trên trang cá nhân, TS. Huỳnh Thế Du đã phân tích một số điểm chính yếu về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày một leo thang. Đáng chú ý, ông Du phân tích rằng, sự xung đột này, có thể là cơ hội để Trung Quốc trở nên hùng cường, thậm chí, đẩy thời cơ của quốc gia hơn 1,4 tỷ dân đến nhanh hơn.

Vị chuyên gia này cho biết khi nhìn lại các nước đã trở nên giàu có trong khu vực từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay sẽ thấy rằng một nhân tố hết sức quan trọng tạo ra sự thần kỳ của họ chính là áp lực sinh tồn. Nghĩa là lớn mạnh hay là chết.

Ông Huỳnh Thế Du phân tích, với phát biểu của Jack Ma cùng một số người khác gần đây cho thấy, người Trung Quốc, nhất là giới tinh hoa đang cảm thấy bị sỉ nhục và cảm thấy bị tổn thương.

"Điều này có lẽ sẽ tạo ra quyết tâm hay áp lực để Trung Quốc phải lớn mạnh bằng được", ông viết.

Và việc "biến đau thương thành hành động" của Trung Quốc là có cơ sở vì các nền tảng cơ bản của quốc gia này rất căn cơ.

Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc đang rất lớn với thị trường đông dân nhất thế giới. GDP theo giá danh nghĩa của Trung Quốc bằng 2/3 Mỹ. Nếu tính ngang bằng sức mua thì Trung Quốc có 23,3 nghìn tỷ so với 19,4 nghìn tỷ của Mỹ.

Theo ông Du, điều cần lưu ý là tính đàn hồi hay khả năng chống chịu của nền kinh tế  là rất cao với tỷ lệ tiết kiệm/GDP hiện là 47%, trong khi đó, Việt Nam là 24% và Mỹ là 18%. Mặt khác, tổng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 20% GDP (Việt Nam là 102%).

Thứ hai, năng lực nghiên cứu và sáng tạo và chiếm lĩnh công nghệ của Trung Quốc được ông Du đánh giá là đang rất khủng khiếp. Cụ thể, quốc gia này có 9/20 công ty Internet hàng đầu thế giới hiện tại (còn lại là Mỹ).

Hơn thế, theo Tổ chức đăng lý sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), số lượng đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc vào năm 2016 cao hơn cả châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc cộng lại.

Thứ ba, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã xếp thứ ba thế giới và chi tiêu quân sự của họ năm 2017 là 228 tỷ đô la Mỹ (đương đương với GDP của Việt Nam), bằng hơn 1/3 Mỹ và tương đương với chi tiêu quân sự của Nga, Ấn Độ, Pháp và Anh cộng lại.

Thứ tư, tác động của cuộc chiến thương mại là rất nhỏ lên nền kinh tế Trung Quốc. Hơn 500 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, theo ông Du, chỉ tương đương 4,2% GDP.

Tính toán của Morgan Stanley cho thấy, cuộc chiến thương mại này có thể làm giảm 0,0007% đến tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Một phân tích trên Bloomberg thì nói rằng tác động chỉ là 0,0001-0,0002% hoặc cao nhất chỉ là 0,002%.

"Bằng chứng gần nhất về tác động này là từ hôm Trump công bố đánh thuế 200 tỷ đô la Mỹ hàng nhập khẩu Trung Quốc thì chỉ số chứng khoán Thượng Hải tăng 4,3%.

Một số phân tích cho rằng cuộc chiến này có thể định hình lại các chuỗi giá trị toàn cầu và đảm bảo Trung Quốc sẽ chơi công bằng hơn. Tuy nhiên, ông Du nhấn mạnh, điều mà Việt Nam cần quan tâm là tác động tổng thể sẽ như thế nào và nên hành động như thế nào là tốt nhất cho mình.

Theo quan điểm của ông Huỳnh Thế Du, Việt Nam cần phải khôn khéo trong tình hình hiện tại. Việc Việt Nam cần làm hiện nay là xác định một vị trí phù hợp để tận dụng các cơ hội phát triển, tránh bị lôi kéo trong bối cảnh thương mại thế giới đang ngày một phức tạp hơn.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
14 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.