Vận tải biển, cảng biển vẫn là điểm sáng kinh tế trong năm 2023

07/01/2023 14:30
Lĩnh vực vận tải biển và cảng biển vẫn giữ vai trò then chốt, chủ lực mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xác định là 2 “mũi nhọn” chủ lực trong thời gian tới.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) vào chiều 6/1, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc VIMC cho biết, trong bối cảnh ngành hàng hải gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài, chính sách “zero COVID” của Trung Quốc, lạm phát tăng cao…tuy nhiên, đơn vị đã đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra trong năm 2022 nhờ sự đóng góp của vận tải biển và cảng biển.

Cụ thể, trong năm 2022, sản lượng hàng thông qua cảng biển của VIMC ước đạt 124 triệu tấn (đạt 93% so kế hoạch), doanh thu hợp nhất ước đạt 15.041 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 3.129 tỷ đồng (vượt 124% so kế hoạch).

Trong đó, lợi nhuận khối vận tải biển năm 2022 chiếm tỷ trọng cao nhất, ước đạt 1.869 tỷ đồng. Khối cảng biển ước đạt lợi nhuận 1.550 tỷ đồng.

Theo ông Tĩnh, nếu thời điểm 5-7 năm trước, vốn chủ sở hữu VIMC từ âm 7.600 tỷ đồng nay đã đảo chiều dương và hiện đạt hơn 13.800 tỷ đồng.

Đời sống người lao động ngày càng được cải thiện với mức lương bình quân năm 2022 là 16,6 triệu đồng/người trong toàn hệ thống.

“Hoạt động sản xuất kinh doanh của khối cảng biển tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt, các cảng mới liên tục ra đời kéo theo tình trạng dư cung. Tuy nhiên, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, kết quả của khối cảng biển năm 2022 vẫn cơ bản hoàn thành được các chỉ tiêu, đóng góp tích tực vào kết quả chung mà điển hình là lợi nhuận đạt 1.550 tỷ đồng”, ông Tĩnh nói.

Vận tải biển, cảng biển vẫn là điểm sáng kinh tế trong năm 2023 - Ảnh 1.

Xếp dỡ hàng hóa container tại cảng Hải Phòng.

Tuy nhiên, lãnh đạo VIMC cũng thừa nhận những khó khăn mà ngành vận tải biển bắt đầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức trong năm 2022 như chỉ số thuê tàu hàng của thị trường đi xuống; thị trường tàu container quốc tế, giá cước vận tải liên tục giảm mạnh; thị trường vận chuyển container nội địa sản lượng hàng hóa luôn ở mức thấp trong khi nguồn cung tàu tuyến nội địa gia tăng; tuổi tàu VIMC cao (20 năm) khó cạnh tranh hãng tàu nước ngoài.

Hai trụ cốt chính: Vận tải biển và cảng biển

Năm 2013, VIMC nhận định, thị trường tàu hàng rời, tàu container sẽ suy giảm mạnh do lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia, suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới năng lực mua sắm hàng hoá, lượng hàng tồn kho tích trữ nhiều.

Lĩnh vực cảng biển của VIMC sẽ tiếp tục gặp nhiều bất lợi do nguồn hàng có nguy cơ suy giảm bởi các yếu tố đầu vào của thị trường và số lượng đơn hàng sụt giảm khiến các nhà máy phải hoạt động cầm chừng, đóng cửa; xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại bắt đầu từ quý 4/2022.

Vận tải biển, cảng biển vẫn là điểm sáng kinh tế trong năm 2023 - Ảnh 2.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trao Cờ thi đua Chính phủ cho các đơn vị thành viên xuất sắc của VIMC.

VIMC đưa ra kịch bản điều hành sản xuất kinh doanh của năm 2023 bao gồm sản lượng vận tải biển dự kiến 17,7 triệu tấn; sản lượng khối cảng biển 134,7 triệu tấn; doanh thu hợp nhất 13.354 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 2.330 tỷ đồng.

“Mục tiêu của VIMC năm nay là hoàn thiện hệ sinh thái với trọng tâm phát triển hệ thống cảng nước sâu làm cơ sở hình thành và phát triển chuỗi dịch vụ cho hàng container và hàng rời; nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm: dự án đầu tư bến 3,4 Lạch Huyện, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự án cảng nước sâu Liên Chiểu”, ông Tĩnh cho biết.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, năm 2022, VIMC duy trì đà tăng trưởng 20% cả doanh thu và lợi nhuận so với kế hoạch đề ra. VIMC là điểm sáng về hoạt động tăng trưởng ổn định và lợi nhuận cao so với kế hoạch trong 19 Tập đoàn, Tổng công ty của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Vận tải biển, cảng biển vẫn là điểm sáng kinh tế trong năm 2023 - Ảnh 3.

Lĩnh vực vận tải biển và cảng biển vẫn giữ vai trò then chốt, chủ lực mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xác định là 2 “mũi nhọn” chủ lực trong thời gian tới.

“Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đi bằng cả 2 chân (vận tải biển, cảng biển), nếu phát huy được bổ trợ lẫn nhau giữa 2 lĩnh vực này thì sự tăng trưởng và phát triển bền vững của VIMC theo đúng chỉ đạo của Chính phủ thời gian tới phải tăng trưởng xanh, bền vững và tăng trưởng tuần hoàn,” ông Cảnh nói.

Ông cũng cảnh báo VIMC không thể chủ quan trong năm nay vì còn nhiều biến động, rủi ro khó lường như địa chính trị thế giới, lạm phát gia tăng, ảnh hưởng lượng hàng hóa vận tải, chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào đứt gãy chuỗi cung ứng, tỷ giá, lãi suất…ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và VIMC nói riêng.

Theo ông Cảnh, cả 3 đề án gồm chiến lược phát triển, tái cơ cấu, kế hoạch sản xuất kinh doanh 2023-2025 của VIMC đã được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp cơ quan Trung ương cho ý kiến và cơ bản đồng thuận và sẽ sớm hoàn thiện phê duyệt. Do đó, VIMC bám sát chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đi vào hoạt động đảm bảo đạt được mục tiêu chiến lược đề ra thời gian tới./.

Tin mới

Vì sao iPhone bị chậm?
4 giờ trước
Đây là một trong những nguyên nhân khiến iPhone trở nên 'ì ạch' sau thời gian sử dụng.
Bật mí lý do Cake by VPBank là kênh bán vé độc quyền Concert Tempest
3 giờ trước
Cuối tuần vừa qua, Live Concert của nhóm nhạc Idol K-pop Tempest, vừa được mở bán trên CTicket - nền tảng bán vé trực tuyến của hệ sinh thái Ngân hàng số Cake by VPBank, đã thu hút lượng lớn fan hâm mộ mua vé với trải nghiệm mượt mà ổn định.
“Trên tay” sản phẩm AI Camera của Viettel với nhiều tính năng vượt trội
3 giờ trước
Ra mắt thị trường vào năm 2021, camera AI do Viettel Telecom sản xuất với tên gọi thương mại là Home Camera được người dùng đón nhận bởi những tính năng “siêu đặc biệt”.
Nokia 3210 mới cháy hàng sau 2 ngày, dân tình săn lùng như "bảo vật": Tất cả chỉ vì một tính năng lạ đời!
3 giờ trước
Làn sóng săn lùng Nokia 3210 gây sốt đến mức công ty phải trấn an người hâm mộ rằng nhà máy đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu.
Toyota vượt Hyundai, lần đầu lấy lại ngôi vua doanh số từ đầu năm 2024: Vios, Yaris Cross lấy lại phong độ, bán nhiều nhất phân khúc
2 giờ trước
Vios, Yaris Cross là những mẫu xe chủ lực kéo doanh số cho Toyota trong tháng 4 vừa qua, trong khi Corolla Cross bán ít hẳn cho chuyển giao sang bản nâng cấp mới.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Hilux 2024 ra mắt Việt Nam: Giá từ 668 triệu, thêm trang bị đấu Ranger, nhưng có điểm chưa bằng
2 giờ trước
Toyota Hilux đã chính thức trở lại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản và giá từ 668 triệu đến 999 triệu đồng (riêng tùy chọn màu trắng ngọc trai cộng thêm 8 triệu so với các bản tương ứng).
Những ai nói 'doanh số Xforce bị thổi phồng, Stargazer giảm giá sẽ đe doạ Xpander' thì cần nhìn kết quả này!
4 giờ trước
Xpander và Xforce đóng góp 82,4% doanh số cho Mitsubishi trong tháng 4, đồng thời giúp hãng xe Nhật Bản có tháng thứ 2 liên tiếp có 2 mẫu xe góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường.
Bộ Xây dựng đề xuất các trường hợp phải đánh lại số nhà
11 giờ trước
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà. Trong đó, đề xuất 7 trường hợp phải đánh lại số và gắn mới biển số nhà theo quy định mới.
Thủ tướng: Việt Nam khuyến khích dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc
13 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quan điểm Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp lớn, có năng lực, uy tín của Trung Quốc cùng hợp tác để sớm có những dự án lớn, công nghệ cao, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.