Giá cước vận chuyển LNG tăng 2.700% trong 8 tháng, lên 9,5 tỷ đồng/ngày

12/10/2022 14:12
Các tàu vận chuyển LNG hiện có giá cao kỷ lục gần 400.000 USD mỗi ngày khi châu Âu cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt khi nguồn cung từ Nga bị cắt khiến nhu cầu LNG tăng cao.

Giá cước vận chuyển đối với các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào thứ 3 khi châu Âu đang tranh giành để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho mùa đông.

Theo dữ liệu từ Spark Commodities, hiện chi phí thuê một tàu LNG ở lưu vực Đại Tây Dương là 397.500 USD/ngày. Các tàu này được lắp đặt để lưu trữ và vận chuyển LNG bằng đường biển đến một điểm đến ven biển, nơi nó sẽ được đốt nóng để trở thành khí đốt trở lại và sau đó được bơm cho người mua.

Giá cước tàu vận chuyển đã tăng vọt kể từ xung đột Nga – Ukranie nổ ra vào cuối tháng 2. Chi phí thuê tàu trung bình trong một ngày tăng từ mức 14.300 USD (342 triệu đồng) lên gần 400.000 USD (9,57 tỷ đồng), tương đương gần 28 lần trong 8 tháng qua.

Giá cước vận chuyển LNG tăng 2.700% trong 8 tháng, lên 9,5 tỷ đồng/ngày - Ảnh 1.

Giá cước vận chuyển tăng cao nhất mọi thời đại. Đồ họa: Bloomberg

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đã khiến khối này trở nên “khát” năng lượng hơn bao giờ hết. Nhu cầu về LNG đã tăng 65% so với cùng kì năm trước tính đến thời điểm tháng 8. Phần lớn những chuyến giao hàng đó là bằng đường biển. Theo dữ liệu của Refinitiv, các chuyến hàng từ Mỹ chiếm hơn 70% lượng khí đốt nhập khẩu vào châu lục này trong năm tính đến tháng 9.

Moscow đã ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu, nơi những nước như Đức thường phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng của Nga. Công ty Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát đã tạm dừng hoàn toàn mọi hoạt động giao hàng qua đường ống Nord Stream 1 quan trọng kể từ tháng 8, các đường ống khác cũng nhiều lần đóng cửa bảo trì hoặc gặp sự cố.

Điều đó đã khiến vận chuyển LNG qua đường biển được các khách hàng châu Âu săn đón. Đức đã thuê 5 tàu chở dầu chuyển dụng để có thể bơm khí đốt vào bờ.

Theo giáo sư tại đại học Yale, ông Jeffrey Sonnenfeld, việc Nga cắt khí đốt cho châu Âu dường như đang phản tác dụng bởi điều này đã khiến châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Các quốc gia châu Âu đã có đủ nguồn thay thế để bù đắp cho khí đốt đến từ Nga bởi giá cả mà ông Putin đưa ra cao hơn các đối thủ cạnh tranh từ châu Á và các nhà cung cấp khác.

Theo các nhà giao dịch LNG, trong quý cuối cùng của năm 2022, chỉ còn rất ít tàu có sẵn và giá cả đang đắt đỏ đến mức khó tin. Việc cho thuê tàu cũng đang bị tạm dừng do các chủ tàu từ chối do lo sợ thiếu hụt khi mùa đông đến gần.

Các địa điểm lưu trữ khí đốt của châu Âu đang nhanh chóng được lấp đầy để chuẩn bị cho một mùa đông không có nhiên liệu của Nga. Với lượng hàng tồn kho gần đạt công suất tối đa, các công ty tiện ích và thương nhân đang ngày càng tích trữ nhiều LNG trong các tàu trên biển, thắt chặt hơn nữa nguồn cung tàu chở nhiên liệu giữa các cảng.

Nguồn cung thiếu hụt tàu thuyền đạt đến mức các nhà xuất khẩu LNG ở châu Á đang bán khí đốt trực tiếp từ các cảng bốc hàng thay vì đề nghị vận chuyển nhiên liệu do không thể thuê được tàu chở.

Theo Bloomberg

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
4 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.211.092 VNĐ / tấn

399.94 UScents / lb

1.62 %

+ 6.37

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

10.001.786 VNĐ / tấn

1,047.10 UScents / bu

0.65 %

+ 6.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.460.591 VNĐ / tấn

295.25 USD / ust

0.29 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
7 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
11 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng