Giá giảm 3 tuần liên tiếp, "bong bóng dầu mỏ" có xì hơi?

13/11/2021 12:09
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 12/11, mất đi toàn bộ mức tăng của phiên liền trước do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh kế hoạch nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Dầu thô Brent kết thúc phiên này giảm 70 US cent, tương đương 0,8% xuống 82,17 USD/thùng; dầu thô Tây Texas (WTI) của Mỹ giảm 80 cent, tương đương 1% xuống 80,79 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, cả hai loại dầu đều giảm tuần thứ 3 liên tiếp do đồng USD mạnh lên và đồn đoán rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể giải phóng dầu từ Cục Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ để hạ nhiệt giá năng lượng. Tính trên cơ sở hàng tuần, dầu Brent giảm 0,7%, trong khi WTI giảm 0,6%.

Giá giảm 3 tuần liên tiếp, bong bóng dầu mỏ có xì hơi? - Ảnh 1.

Diễn biến giá dầu Brent và WTI trong năm 2021.

Ngày 10/11, Mỹ công bố dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10/2021 tăng 6,2% so cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 30 năm, chủ yếu do giá năng lượng leo thang.

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp tại Rystad Energy cho biết: "Tuần này là một lời nhắc nhở tốt cho các thị trường dầu rằng giá không chỉ bị ảnh hưởng bởi quỹ đạo cung - cầu, mà còn từ các dự báo chính sách tiền tệ và các hình thức can thiệp của chính phủ". "Lãi suất tăng sẽ thúc đẩy đồng USD tăng thêm nữa và thậm chí gây áp lực giảm giá lên mặt hàng dầu".

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Jennifer Granholm, hôm thứ Hai (8/11) cho biết ông Biden có thể hành động ngay trong tuần này để giải quyết vấn đề giá xăng dầu tăng vọt.

Tổng thống Mỹ Biden cho biết đã yêu cầu Hội đồng kinh tế quốc gia tìm phương án để tiết giảm chi phí năng lượng và Ủy ban giao dịch liên bang hạn chế hành vi thao túng thị trường năng lượng.

Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao thuộc công ty Price Futures Group, cho biết: "Không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ có thêm áp lực lên chính quyền sau khi số liệu lạm phát vừa công bố". "Ngày càng có nhiều lo ngại rằng Fed có thể phải quay trở lại hành động tích cực hơn đối với việc tăng lãi suất, vì vậy điều đó đã tạo ra một đợt tăng giá cho đồng đô la." USD và dầu mỏ thường diễn biến ngược chiều nhau.

Theo ông Flynn: "Chúng tôi tin rằng bất kể thông báo nào cũng sẽ chỉ có tác động ngắn hạn đến giá cả, nhưng do sự không chắc chắn nên thị trường đang lùi lại một chút".

Các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên tuần thứ ba liên tiếp. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co. cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo ban đầu về sản lượng dầu Mỹ trong tương lai, đã tăng 6 giàn lên 556 giàn trong tuần tính đến ngày 12 tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.

Rosneft (của Nga), công ty dầu mỏ lớn thứ hai thế giới về sản lượng sau Saudi Aramco, hôm thứ Sáu (12/11) đã cảnh báo về một "siêu chu kỳ" có thể xảy ra đối với thị trường năng lượng toàn cầu, dự báo giá dầu thậm chí sẽ còn tăng thêm nữa khi nhu cầu vượt xa nguồn cung.

Tuy nhiên, mặc dù có những dấu hiệu tích cực từ phía cầu với việc giao thông bằng đường hàng không tăng nhanh, chính sách thắt chặt dần tài khóa và tiền tệ thắt chặt và thời tiết trong mùa đông tới ở Bắc bán cầu ôn hòa sẽ đóng vai trò như một tác nhân giảm bớt.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hôm thứ Năm (11/11) đã hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới trong quý 4 xuống 330.000 thùng/ngày (bpd) so với dự báo của tháng trước do sự giảm mạnh nhu cầu ở các nước tiêu thụ chính như Trung Quốc và Ấn Độ và giá năng lượng tăng cao cao cản trở sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. OPEC dự báo nhu cầu dầu trong quý IV/2021 sẽ vào khoảng 99,49 triệu thùng/ngày, giảm 330.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng trước. Nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2021 sẽ tăng thêm 5,7 triệu thùng/ngày, thấp hơn 160 nghìn thùng/ngày so với mức dự báo trước đó. Tuy nhiên, OPEC cho rằng, mức tiêu thụ dầu thế giới sẽ vượt mốc 100 triệu thùng, có thể đạt 100,6 triệu thùng/ngày trong năm 2022, cao hơn 0,5 triệu thùng so với hồi năm 2019; các nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sẽ có mức tiêu thụ cao hơn, trong khi nhu cầu dầu của Mỹ sẽ chậm lại.

Mặc dù giảm trong tuần này song tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 60%, thô Brent ngày 25/10 đạt mức cao nhất trong ba năm do nhu cầu hồi phục mạnh sau đại dịch và nhóm các nước sản xuất dầu chủ chốt kiềm chế sản lượng.

OPEC, Nga và các đồng minh, được gọi là OPEC + tuần trước đã nhất trí về kế hoạch bổ sung 400.000 thùng/ngày vào thị trường mỗi tháng, đúng như lộ trình đã vạch ra từ ban đầu.

Nhà phân tích Stephen Brennock của công ty môi giới dầu PVM cho biết: "Thị trường dầu đang rơi vào trạng thái dư thừa nguồn cung. "OPEC và các đồng minh ít nhất sẽ cần phải tạm dừng việc nới lỏng hạn chế nguồn cung trong năm mới. Việc không hành động sẽ khiến kho tồn trữ dầu trên toàn cầu một lần nữa tăng lên." OPEC+ cho biết triển vọng không chắc chắn về nhu cầu tiêu thụ dầu là lý do chính khiến họ không nâng nguồn cung dầu thô theo lời kêu gọi của Mỹ.

Báo cáo của OPEC cho biết nền kinh tế Trung Quốc quý III đã tăng trưởng chậm hơn dự báo do cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng và tác động của các biện pháp cứng rắn của Bắc Kinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, đà phục hồi của Ấn Độ "sẽ vẫn bị thách thức bởi các tác động kéo dài của làn sóng lây nhiễm COVID-19 gần đây".

Tham khảo: Reuters

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.906.932 VNĐ / tấn

8,767.00 USD / mt

0.27 %

+ 24.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.775.358 VNĐ / tấn

395.69 UScents / lb

0.54 %

+ 2.12

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.970.265 VNĐ / tấn

1,043.80 UScents / bu

0.34 %

+ 3.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.484.949 VNĐ / tấn

296.10 USD / ust

0.61 %

+ 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
9 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
10 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
14 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng