Metro bê bết, Bộ GTVT khẩn khoản đề nghị ứng vốn

12/12/2018 09:39
Các dự án đường sắt đô thị (metro) hiện đều chậm tiến độ, đội vốn lớn, thậm chí nợ nhà thầu, khiến Ðại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phải gửi thư cho Thủ tướng, Bộ GTVT phải đề xuất tình huống ứng vốn để thanh toán trước trong khi chờ đợi. Dù thực tế bết bát như vậy song chuyên gia cho rằng, chưa ai bị xử lý kỷ luật gì.

Bê bết thực hiện dự án

Bộ GTVT vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của ngành. Theo đó, hiện 2 dự án metro TPHCM (tuyến số 1 và 2) đang gặp vướng mắc về điều chỉnh vốn. Cụ thể, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đến nay đã thi công đạt 56,9% khối lượng. Dự án chưa được ghi kế hoạch vốn năm 2018, hiện tại TPHCM đã tạm ứng từ ngân sách, thanh toán 1.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Thủ tướng, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Chính phủ xin ý kiến về điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương) có 9 gói thầu, hiện gói thầu CP1 (nhà văn phòng, khu depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, các gói thầu còn lại đang chọn nhà thầu. Tuy nhiên, hiện các gói thầu còn lại chưa thể triển khai do đang vướng mắc về điều chỉnh dự án, nguồn vốn, cơ chế giải phóng mặt bằng… nên mới giải ngân được 842/1.471 tỷ đồng.

Với các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, theo Bộ GTVT, cũng có vướng mắc. Cụ thể, tuyến Cát Linh - Hà Đông, dù đã hoàn thành 96% khối lượng xây lắp, nhưng tổng thầu Trung Quốc rất chậm hoàn thiện thủ tục. Tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội), theo kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2018 nhưng tới nay mới đạt 46% khối lượng và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Thành phố Hà Nội cũng đang làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Với tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi), cũng phải điều chỉnh tiến độ và gặp khó về chi phí giải phóng mặt bằng. Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đang phải điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng cũng khó khăn.

Từ phân tích trên, Bộ GTVT kiến nghị, Chính phủ xem xét bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA để giải phóng mặt bằng, thanh toán cho nhà thầu, chi trả hoàn thuế. Riêng với các dự án đường sắt đô thị điều chỉnh tổng mức đầu tư, hiện chưa bố trí kế hoạch vốn năm 2018, Bộ GTVT kiến nghị: “Thủ tướng chấp thuận giải quyết tạm ứng vốn để tiếp tục triển khai dự án, đảm bảo việc thanh toán cho các nhà thầu”.

Không thấy ai bị kỷ luật?

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Nguyễn Hữu Đức (chuyên gia giao thông của tổ chức JICA - Nhật Bản) cho rằng, các dự án metro tại Hà Nội và TPHCM đội vốn và chậm tiến độ tới mức “quá đáng, không chấp nhận được”. Những dự án này đều rơi vào thế tiến hay lùi đều không xong. “Đề xuất ứng vốn triển khai các dự án metro dở dang chỉ là giải pháp tình huống của Bộ GTVT. Quan trọng là phải không tiếp diễn câu chuyện trên. Nếu vẫn cung cách quản lý như hiện nay, thực tế này sẽ còn tiếp diễn”, ông Đức nói.

Vị chuyên gia này cho rằng, các dự án metro chậm tiến độ, đội vốn là vi phạm cơ bản về đầu tư, vì đầu tư cần dứt điểm để sớm thu hồi vốn, tạo giá trị cho xã hội. Cùng đó, dự án kéo dài sẽ gặp khó khăn khi quyết toán sau này, nhiều dự án ODA rơi vào tình trạng như vậy (như tuyến BRT của Hà Nội). “Bao năm qua, câu chuyện trên vẫn triền miên, ai cũng biết, không ai chấp nhận, nhưng vẫn diễn ra. Dù đội vốn gấp nhiều lần, nhưng không thấy ai bị xử lý kỷ luật gì. Chỉ có đột phá trong cung cách quản lý mới thay đổi được và phải có người bị xử lý”, ông Đức nói.


Theo báo cáo của Bộ GTVT, các dự án metro Hà Nội và TPHCM đều chậm tiến độ, đội vốn, phải điều chỉnh dự án như: Tuyến metro số 2 Hà Nội tăng vốn từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi cơ quan chức năng thẩm định, dự án đang được đề nghị điều chỉnh xuống còn 33.568 tỷ đồng; Dự án metro số 2 TPHCM dự kiến tăng vốn từ 26.116 tỷ đồng lên 47.603 tỷ đồng…

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
15 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.