Nhập khẩu nhiều loại nông sản tăng mạnh

10/12/2018 10:25
Trong đó, ngành chăn nuôi nhập siêu gần 5 tỷ USD...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản tháng 11/2018 đạt 2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 11 tháng của toàn ngành lên 28,8 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. Với việc thức ăn chăn nuôi và sản phẩm thịt trứng sữa có tổng giá trị nhập khẩu lên tới 5,44 tỷ USD đã đẩy chăn nuôi trở thành lĩnh vực nhập siêu "khủng nhất" trong toàn ngành nông nghiệp.

Trong 11 tháng qua, những mặt hàng nông sản có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất là: mặt hàng rau tăng 45,4% (kim ngạch 458 triệu USD); mặt hàng ngô tăng 40,5%; mặt hàng muối tăng 36,5% (kim ngạch 22 triệu USD); mặt hàng bông tăng 28,6% (kim ngạch 2,8 tỷ USD).

Ngành chăn nuôi nhập khẩu lớn nhất

Cụ thể, giá trị nhập khẩu của mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu là lớn nhất đạt 3,22 tỷ USD. Tiếp đến là mặt hàng bông các loại với giá trị nhập khẩu đạt 2,58 tỷ USD. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa) đứng thứ 3 đạt 2,22 tỷ USD.

Hạt điều cũng là mặt hàng có giá trị nhập khẩu giảm so với năm 2017 nhưng vẫn là 1 trong 4 mặt hàng nông sản có giá trị nhập khẩu lớn nhất với 2,12 tỷ USD. Mặt hàng gỗ đứng thứ 5 về kim ngạch nhập khẩu, với 2,09 tỷ USD.

Với việc thức ăn chăn nuôi và sản phẩm thịt trứng sữa có tổng giá trị nhập khẩu lên tới 5,44 tỷ USD, khiến nhập siêu của ngành này lên tới 4,93 tỷ USD. Con số này đã đẩy chăn nuôi trở thành ngành phải nhập siêu lớn nhất trong số các nhóm ngành hàng nông sản.

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta từ đầu năm đến nay được đánh giá là đã đạt được một số kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 11/2018 ước đạt 50 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt 508 triệu USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt 27,3 triệu USD, tăng cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò là gần 3 triệu USD và lợn đạt 40,8 triệu USD, lần lượt giảm 50,5% và giảm 47,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Đầu vào của ngành chăn nuôi gồm giống và thức ăn gia súc đang lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. Ba thị trường nhập khẩu chính của thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu là Achentina, Hoa Kỳ, và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 30,9%, 17,3% và 13,4%.

Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Brazil (tăng gấp 3,7 lần), Hoa Kỳ (tăng gấp 2,7 lần) và Trung Quốc (tăng 49,7%). Mặc dù chi hàng tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thế nhưng các sản phẩm thịt, trứng sữa từ nước ngoài vẫn ồ ạt tràn vào nước ta, lấy đi hơn 2,2 tỷ USD.

Những mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD

Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2018 đạt 137 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2018 đạt 1,57 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 458 triệu USD, tăng 45,4% so với cùng kỳ 2017 và mặt hàng quả ước đạt 1,09 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2017. 

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất là Thái Lan (chiếm 41,3% thị phần), Trung Quốc (chiếm 24,4%). Giá trị nhập khẩu rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017 ngoại trừ Thái Lan (giảm 17,8%). Trong đó, giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Chi Lê tăng 98,3%, tiếp đến là Hoa Kỳ tăng 90% và Hàn Quốc tăng 83%.

Khối lượng điều thô nhập khẩu trong tháng 11/2018 ước đạt 82 nghìn tấn với giá trị đạt 127 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị điều thô nhập khẩu trong 11 tháng đạt 1,14 triệu tấn và giá trị đạt 2,25 tỷ USD, giảm 8,13% về khối lượng và 8,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 11/2018 đạt 449 nghìn tấn với giá trị đạt 107 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 11 tháng đạt gần 5 triệu tấn, với 1,12 tỷ USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 24,2% về giá trị.

Nhập khẩu cao su trong tháng 11/2018 là 46 nghìn tấn, tiêu tốn 94 triệu USD. Lũy kế 11 tháng, nhập khẩu cao su đạt 543 nghìn tấn với giá trị 1,01 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng và 0,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Đối với ngành thủy sản, để đáp ứng nhu cầu phục vụ chế biến xuất khẩu, trong tháng 11/2018 đã chi 166 triệu USD nhập khẩu thủy sản nguyên liệu. Lũy kế từ đầu năm đến nay, nhập khẩu thủy sản đạt 1,58 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2017. Nguồn nhập khẩu thủy sản lớn nhất là từ các thị trường: Ấn Độ, Nauy, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản chiếm thị phần lần lượt là 21%, 10,2%, 6,9%, 6,4% và 6,3%.

Trong ngành lâm nghiệp, tháng 11/2018 chi 222 triệu USD để nhập khẩu gỗ, lũy kế giá trị nhập khẩu 11 tháng là 2,09 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm 2017 của hầu hết các thị trường nhập khẩu chính đều tăng ngoại trừ Campuchia (giảm 53,2%), Thái Lan (giảm 16%). Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ một số thị trường có tính hợp pháp cao như Mỹ và Brazil tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, là Brazil (tăng 52,2%), Hoa Kỳ (tăng 23,6%).

Đối với nhóm vật tư nông nghiệp, đã kiềm chế thành công ở đầu nhập khẩu. Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong 11 tháng đạt 3,78 triệu tấn và 1,09 tỷ USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị nhập khẩu mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 11 tháng là 858 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Tin mới

Trung Quốc: Đột kích căn nhà ở ngoại ô, thu giữ hàng trăm lít dầu ăn giả, số tiền lên đến 25 tỷ đồng
18 giờ trước
Sau khi nhận phản ánh của người dân về sản phẩm dầu ăn có mùi hắc, công an thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã tiến hành điều tra và triệt phá một đường dây sản xuất dầu ăn giả.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
19 giờ trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.
Tiêu hủy nhiều sản phẩm chân gà, kẹo dẻo, xà phòng… nhập lậu
19 giờ trước
Hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không có nguồn gốc hợp pháp, bị lực lượng chức năng ở Quảng Trị tiêu hủy
Vạch trần chiêu trò xuất khống 1.400 tấn chân gà để trốn thuế hàng tỷ đồng
20 giờ trước
Chi cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan vừa khởi tố vụ án buôn lậu 1.400 tấn nguyên liệu chân gà đông lạnh, có dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng.
Bầu Đức “nói không” với bất động sản ngàn tỷ, chọn nuôi heo và 2 loại cây này để trả sạch nợ
20 giờ trước
Sau một thập kỷ nỗ lực tái cấu trúc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đang gặt hái thành quả từ chiến lược chuyển hướng sang nông nghiệp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.174.252 VNĐ / tấn

165.30 JPY / kg

0.18 %

+ 0.30

Đường

SUGAR

9.444.667 VNĐ / tấn

16.37 UScents / lb

5.07 %

+ 0.79

Cacao

COCOA

211.715.300 VNĐ / tấn

8,090.00 USD / mt

1.64 %

- 135.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.623.085 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.019 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.147.581 VNĐ / tấn

1,055.30 UScents / bu

0.46 %

+ 4.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.008.063 VNĐ / tấn

277.60 USD / ust

0.29 %

+ 0.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7?
1 ngày trước
Sau sáp nhập tỉnh thành, Đắk Lắk sẽ không còn là ‘thủ phủ’ của cà phê Việt Nam mà thay bằng tỉnh thành này.
Sâm Lai Châu – 'Báu vật' giữa đại ngàn và giấc mơ thương hiệu quốc gia
1 ngày trước
Không chỉ là dược liệu quý hiếm có giá trị y học cao, Sâm Lai Châu – loài sâm đặc hữu mọc giữa rừng sâu Tây Bắc đang được kỳ vọng trở thành ngành hàng chiến lược, đưa Lai Châu lên bản đồ dược liệu thế giới.
Lần đầu tiên Phó Chủ tịch Bắc Ninh livestream chốt đơn hàng chục tấn vải chỉ trong một buổi sáng
1 ngày trước
Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận thành công vượt mong đợi khi bán ra tới hơn 54 tấn vải thiều trên sóng livestream.
Bất chấp thị trường lao dốc, một mặt hàng của VN vẫn lập kỷ lục lịch sử, hơn 80 thị trường đua nhau mua
1 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có.