Phần còn lại của thế giới thiếu vắc-xin trầm trọng, người Úc chần chừ để chờ tiêm vắc-xin Pfizer dù không thiếu AstraZeneca

13/09/2021 20:15
Dù tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên, nhưng giới chức Úc vẫn nỗ lực kêu gọi người dân đi tiêm. Nguyên nhân của sự chần chừ là do nhiều người từ chối tiêm vắc-xin AstraZeneca và cố gắng... chờ vắc-xin Pfizer.

Đợt bùng phát dịch bệnh ở New South Wales - bang đông dân nhất nước Úc đang có dấu hiệu đạt đỉnh. Thủ hiến bang NSW - Gladys Berejiklian, mới đây cho biết bang này ghi nhận 7 ca tử vong và 1.257 ca nhiễm mới trong 1 đêm. Con số này đã đưa số ca nhiễm trung bình 7 ngày xuống mức thấp nhất kể từ thứ Tư tuần trước.

Chính quyền bang NSW cho biết tốc độ tiêm mũi 1 của họ đã đạt gần 80% và đang kêu gọi những người chưa tiêm chủng nên thực hiện sớm, hoặc có nguy cơ không được hưởng những lợi thế khi lệnh hạn chế được dỡ bỏ. Cho đến nay, khoảng 46% người dân của toàn bang NSW đã được tiêm chủng, cao hơn mức trung bình toàn quốc là 42%.

Bà Berejiklian phát biểu: "Đối với những người lựa chọn không tiêm vắc-xin, đó là lựa chọn của các bạn. Tuy nhiên, các bạn sẽ không được tự do hoàn toàn khi tỷ lệ tiêm đạt 80%. Tỷ lệ tiêm của Úc dang tăng lên, nhưng đang có dấu hiệu chậm lại một chút. Do đó, chúng tôi khuyến khích mọi người chủ động đi tiêm."

Kể từ tháng 6, các bác sĩ ở Úc chứng kiến số người hủy lịch hẹn tiêm vắc-xin tăng cao vì lo ngại về vắc-xin AstraZeneca. Nguyên nhân là do hồi tháng 6 chính phủ Úc cập nhật hướng dẫn về việc tiêm vắc-xin, khuyến cáo chỉ những người trên 60 tuổi tiêm vắc-xin AstraZeneca vì có một số trường hợp bị đông máu. Theo đó, người dưới 60 tuổi được khuyến cáo tiêm vắc-xin Pfizer - loại đang khan hiếm tại quốc gia này.

Việc từ chối tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, kể cả AstraZeneca - đang là loại vắc-xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, dường như là một trường hợp đáng chú ý với một quốc gia vẫn đang chiến đấu với Covid-19. Tuy nhiên, Úc lại là một trong số ít quốc gia có số ca nhiễm không quá cao. Bởi vậy, ngay cả khi dịch bùng phát ở Sydney hay Melbourne, thì người dân có vẻ lo ngại về chứng máu đông hơn là nhiễm nCoV.

Song, việc người dân chần chừ tiêm vắc-xin lại là một vấn đề kéo dài trong nhiều tháng và có thể cản trở tốc độ tiêm chủng của quốc gia này.

Bác sĩ Karen Price - chủ tịch của Đại học Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Úc, cho biết: "Nhiều người đang hủy bỏ những cuộc hẹn tiêm vắc-xin. Điều này chắc chắn tạo rào cản lớn đối với việc triển khai vắc-xin."

Bà nói thêm: "Người dân Úc cần phải lấy lại niềm tin vào việc này, vì đây thực sự là điều quan trọng để tiếp tục triển khai chương trình tiêm chủng. Chúng tôi còn rất nhiều người lớn tuổi chưa được tiêm và vẫn chứng kiến tình trạng lây nhiễm cộng đồng."

Trước đó, cho đến tháng 4, chính phủ Úc chủ yếu dựa vào nguồn vắc-xin AstraZeneca để tiêm chủng cho người dân. Các phòng thí nghiệm địa phương đã được thành lập để sản xuất loại vắc-xin này. Tuy nhiên, khi có những thông tin về tình trạng đông máu và giảm tiểu cầu - thường là hiếm gặp, chính phủ khuyến cáo người dân dưới 50 tuổi nên tiêm một loại vắc-xin khác.

Số người gặp triệu chứng đông máu ở độ tuổi hơn 50 tại Úc là khoảng 2,7 trường hợp/100.000 mũi tiêm đầu tiên. Độ tuổi dưới 50 là 3,1 trường hợp/100.000 liều. Song, các chuyên gia cho rằng tỷ lệ như vậy vẫn là cực kỳ thấp và người dân không nên chần chừ trong bối cảnh hiện tại.

Tuy nhiên, số liệu thống kê lại không đủ để xoa dịu tâm lý sợ hãi của một số người. Bác sĩ Todd Cameron - một bác sĩ đa khoa ở Melbourne, cho biết khách của ông muốn được tiêm vắc-xin Pfizer, hàng trăm cuộc hẹn tiêm AstraZeneca đã bị hủy bỏ.

Ông cho biết: "Vấn đề ở đây là công chúng đang có tâm lý có 2 loại vắc-xin, một loạt tốt và một loại ‘ít tốt’ hơn. Do đó, họ luôn đặt câu hỏi rằng tại sao không chờ để tiêm loại tốt?"

Dù rủi ro khi tiêm AstraZeneca thường được so sánh với những rủi ro hiếm gặp khác, ví dụ khả năng tử vong do sét đánh hoặc tai nạn xe hơi. Theo thống kê, những trường hợp trên thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong cao hơn so với việc tiêm AstraZeneca. Song, bác sĩ Cameron cho biết, người đến tiêm cuối cùng vẫn so sánh giữa AstraZeneca và Pfizer.

Cho đến nay, Úc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào AstraZeneca để triển khai chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, chính phủ nước này cần phải đưa ra thông điệp tích cực hơn về sức khỏe cộng đồng để đạt được mục tiêu của mình.

Bác sĩ Cameron cho hay: "Chúng tôi cảm thấy mình như một người biện hộ cho thông báo của chính phủ. Úc hoàn toàn không có thông điệp sức khỏe cộng động hiệu quả về vắc-xin."

Úc đang nỗ lực kiểm soát sự bùng phát của biến thể Delta, khiến gần 1 nửa trong số 25 triệu người dân bị phong toả. Tổng số ca nhiễm của Úc là khoảng 75.300, trong đó có 1.098 ca tử vong.

Tham khảo Reuters, BBC

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
14 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
14 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
15 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.