Reuters: Dưới 12% công ty có kế hoạch dự phòng cho thương chiến ở Việt Nam

03/12/2019 09:24
Một cuộc khảo sát từ DHL Resilience360, thuộc công ty hậu cần lớn nhất thế giới DHL cho thấy dù chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã kéo dài đến tháng thứ 16 và tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng, hơn 25% các công ty đa quốc gia vẫn không hề có kế hoạch dự phòng.

Cuộc khảo sát mới đây của DHL Resilience360, với các công ty, trong đó hơn một nửa có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ CNY (tương đương 142 triệu USD) và hầu hết là từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Trong số những công ty được hỏi, 48% các công ty trong ngành công nghiệp kỹ thuật và sản xuất, cùng với 40% công ty từ ngành ô tô đều báo cáo rằng họ không có kế hoạch dự phòng nào cả, mặc dù hai lĩnh vực này đều bị cả hai nước nhắm mục tiêu trong thương chiến.

"Hiện tại, chúng tôi đang đối phó với một tình huống mới đến nỗi hầu hết các chuyên gia chuỗi cung ứng chưa gặp phải điều này trước đây. Và mới đến nỗi, tôi nghĩ rằng nhiều người đang vật lộn để hiểu chuyện gì đang xảy ra đã, trước khi đối phó với nó", Shehrina Kamal - Giám đốc phụ trách sản phẩm theo dõi rủi ro tại DHL Resilience360.

Trong số những người đã quyết định di dời hoặc chuyển một phần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một số người nói rằng họ làm vậy không phải bởi cuộc chiến thương mại. 

Tuy nhiên, cũng có 43% các công ty quyết định ở lại. Họ giải thích rằng sự gắn kết chặt chẽ lâu dài với các nhà máy và nhà cung cấp Trung Quốc, cũng như chi phí và thời gian là những lý do để duy trì hoạt động này. 

Chỉ 8% số người được hỏi cho biết họ tin rằng ​​thuế quan cuối cùng sẽ được gỡ bỏ.

Trong số những người được hỏi đã chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một số người cho biết họ phải đối mặt với những vấn đề đau đầu như thiếu lao động lành nghề, tắc nghẽn cảng nặng và duy trì chất lượng nhà cung cấp, cuộc khảo sát cho thấy. Họ đến khá nhiều nước khác nhau, Ấn Độ và Việt Nam là một trong những địa điểm thay thế phổ biến nhất, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác. Tổng tất cả các công ty đã đi mới được 12%.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp đặt thuế quan đối với khối lượng hàng hóa trị giá hàng tỷ USD kể từ tháng 7/2018 khi cán cân thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên tồi tệ hơn, mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán. Các ngành công nghiệp đã bị tấn công mạnh nhất, cho đến nay, bao gồm ô tô, bán lẻ và công nghệ.

Một số chuyên gia thương mại quốc tế nhận định, việc hoàn tất một thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" có thể sẽ khiến Trung Quốc không còn muốn đàm phán thêm với Mỹ, nhất là khi Mỹ sẽ có cuộc bầu cử Tổng thống trong năm 2020 sắp tới.

Các nguồn tin cũng cho rằng, thỏa thuận "Giai đoạn 1" sẽ không giải quyết cáo buộc của Mỹ, về việc cho rằng Trung Quốc tấn công vào hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ; vấn đề trợ cấp doanh nghiệp nhà nước; nghi vấn Trung Quốc bán phá giá hàng hóa trên thị trường toàn cầu; hay sự dính líu của Trung Quốc đến thị trường chất fentany.

Ngày 1/12, tờ Global Times của Trung Quốc dẫn nguồn giấu tên cho biết, chính quyền Bắc Kinh đang khăng khăng rằng việc giảm thuế phải là một phần trong bất cứ thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" nào với phía chính quyền Trump.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
15 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
1 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
52 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
14 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
17 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.