"Thiên la, địa võng" chặn hàng nông sản Việt xuất ngoại (Kỳ 1)

22/11/2017 00:19
Hàng loạt các nước nhập khẩu đã tận dụng, thậm chí lạm dụng hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu. Tình trạng này khiến các nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn để thâm nhập vào thị trường nước bạn. Việt Nam phải làm gì trước những rào cản này là câu hỏi khó với không chỉ nông dân mà cả doanh nghiệp, cơ quan chức năng... Vượt qua 1.000 chỉ tiêu, Lâm Đồng xuất khẩu hoa cúc vào Nhật BảnÔng Nguyễn Thiện Nhân: Xuất khẩu rau, hoa, quả có thể đạt 15 tỷ USD

Trong xu hướng tự do hóa thương mại, các nước phải gỡ bỏ các rào cản thuế quan theo các hiệp định hay cam kết với nước khác. Nhưng thay vào đó, nhiều nước nhập khẩu nông sản đã hình thành các rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước.

Liên tục tăng và liên tục thay đổi

"thien la, dia vong" chan hang nong san viet xuat ngoai (ky 1) hinh anh 1

Thu hoạch xoài phục vụ xuất khẩu. Ảnh: T.L

MRL (mg/kg) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex  quốc tế (CXL) hoặc cơ quan quản lý tại quốc gia (MRL) quy định. Đây không phải là tiêu chuẩn về ngưỡng độc tính mà là tiêu chuẩn thương mại thực phẩm quốc tế được thiết lập trên cơ sở GAP. Mục đích của việc thiết lập MRL là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hàng nông sản và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Ông Lê Sơn Hà – Trưởng phòng Kiểm dịch Thực vật (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT), cho biết, những năm qua, nông sản xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng ổn định, trong đó có những mặt hàng tăng trưởng cao như rau, quả... Tuy nhiên, nông sản xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường, trong đó có các rào cản kỹ thuật. Cụ thể, trong khi các rào cản thuế quan đã được giảm đáng kể theo lộ trình giảm thuế của Nhà nước, các rào cản phi thuế quan, đặc biệt các rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển với nhiều hình thức phức tạp hơn.

“Ban đầu nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh… các nước đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều nước lại có xu hướng làm dụng các biện pháp kỹ thuật này nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước” - TS Hà nhận định.

Bộ NNPTNT cũng thông tin, tính đến tháng 10, các cơ quan thuộc bộ này nhận được 45 thông báo, trong đó có 35 thông báo liên quan đến việc các nước điều chỉnh những tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong nông sản. Chưa kể, nhiều thị trường còn đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cực kỳ khắt khe như áp dụng tiêu chuẩn vượt ngưỡng hàm lượng tối đa (MRL) quá thấp mà không dựa trên cơ sở khoa học nào khiến nhà xuất khẩu khó đáp ứng. “Đã có nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam bị cảnh báo ở các thị trường Mỹ, EU về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như gạo, thanh long, xoài, hồ tiêu, chè, rau… Đây là điều khiến cơ quan chức năng và các nhà xuất khẩu phải đau đầu hiện nay” - TS Trần Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết.

Xuất khẩu giảm vì MRL

Việc các nước tăng cường tạo ra các rào cản kỹ thuật đã ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, trong 5 năm qua, xuất khẩu nông sản vẫn đạt mức tăng trung bình 2,4%/năm. Thế nhưng, xét về tỷ trọng, xuất khẩu nông sản liên tục giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, từ 13% năm 2012 xuống còn gần 8,6% năm 2016. Một trong các nguyên nhân được chỉ ra đó là hàng nông sản của Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn về MRL do các nước nhập khẩu đưa ra.

TS Hà cho rằng, nhiều quốc gia yêu cầu phân tích nguy cơ dịch hại với quy trình phức tạp, từ đó, thời gian có thể kéo dài lên tới hơn 10 năm, ảnh hưởng tới quá trình đàm phán xuất khẩu nông sản vào các thị trường này.  Ví dụ như trường hợp trái thanh long tươi của Việt Nam phải mất đến 9 năm đàm phán. Đặc biệt một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… còn yêu cầu cử chuyên gia đến tận nơi giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, kiểm dịch thực vật...

“Các yêu cầu này là rào cản gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản, do kéo dài thời gian để đàm phán thống nhất biện pháp kiểm dịch thực vật, vừa làm tăng giá thành xuất khẩu nông sản vì phải chi phí cho việc xử lý kiểm dịch thực vật và đón các chuyên gia kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu sang kiểm tra” - TS Hà nhận định.

Ông Vasant L.Patil - đại diện Tổ chức Croplife châu Á giải thích, mặc dù Việt Nam đã có văn bản quy định và xây dựng các tiêu chuẩn về MRL tuy nhiên việc thực thi, quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn MRL hiện không đồng nhất giữa các quốc gia, dữ liệu thường xuyên cập nhật và việc truy suất dữ liệu không thuận lợi cũng tạo thêm các khó khăn trong quá trình thực thi.

“Không riêng gì sản phẩm trái cây, nông sản nói chung nếu vi phạm các quy định về vượt mức MRL, người trồng trọt, nhà xuất khẩu có thể bị phạt, bị truy tố… Do đó, Chính phủ và nông dân cần đẩy mạnh hệ thống canh tác luân canh kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế các tồn dư vượt ngưỡng MRL” - ông Vasant cảnh báo.

Theo các chuyên gia, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU), các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông, thủy sản phải đảm bảo các yêu cầu khăt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Thực tế hiện nay, nhiều nông phẩm của Việt Nam chưa có thương hiệu, thậm chí một số sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và đã bị trả về thời gian qua là một trong những lưu ý đối với ngành nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Tử Cương - chuyên gia dự án EU-Mutrap, nhiều lĩnh vực của Việt Nam vẫn chưa gắn kết trong kiểm soát mối nguy an toàn cho sức khỏe động vật, thực vật và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, rất khó kiểm soát theo chuỗi, từ trang trại đến bàn ăn, hoặc từ ao nuôi đến bàn ăn.                                     

B.T

(Còn nữa)

Tin mới

Trung Quốc tung ra 'cục sạc di động' cho ô tô điện, có thể di chuyển tự do mà không cần người điều khiển
56 phút trước
Gã khổng lồ ô tô điện Trung Quốc Wuling vừa ra mắt một bước tiến mới trong công nghệ trạm sạc di động cho xe điện (EV), tạo nên một cuộc cách mạng về cách cung cấp năng lượng cho xe hơi trong thời đại năng lượng tái tạo.
"Vua" xe ga 160cc nét căng ra mắt Campuchia, ăn đứt Air Blade, Honda SH
21 phút trước
NCX Honda ADV160 2025 được trang bị kính chắn gió lớn, màn hình LCD hiện đại, phanh ABS, bình xăng 8,1 lít.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người "khóc thét"
13 phút trước
Không chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Tại sao Temu lại rẻ như vậy? 5 lý do đằng sau mức giá thấp của Temu
22 phút trước
Nếu bạn tình cờ biết đến Temu và tự hỏi tại sao giá các món đồ được bán trên đó lại thấp như vậy thì hãy yên tâm, bạn không phải là người duy nhất.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, Hội đồng Vàng thế giới và chuyên gia đồng thuận đưa ra dự báo “nóng” gì?
10 phút trước
Trong những ngày qua, giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục. Vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định gì về kịch bản sắp tới?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cacao

COCOA

185.500.891 VNĐ / tấn

7,334.00 USD / mt

-0.77 %

- -57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

137.180.416 VNĐ / tấn

246.01 UScents / lb

-1.33 %

- -3.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.165.526 VNĐ / tấn

986.21 UScents / bu

0.38 %

+ 3.71

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.353.167 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

-0.66 %

- -2.00

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.299.278 VNĐ / tấn

45.37 UScents / lb

3.56 %

+ 1.56

Bắp ngô

CORN

4.090.424 VNĐ / tấn

410.79 UScents / bu (56 lb/bu)

0.01 %

+ 0.04

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Những trái dừa "kỳ lạ" ở Trà Vinh và sự ra đời của loại đồ uống khiến khách Mỹ say mê
5 giờ trước
Ban đầu, ý tưởng của cô thạc sỹ bị không ít người nghi ngờ, cho rằng đó là một việc làm mạo hiểm.
Cà phê Việt Nam thắng lớn
22 giờ trước
Kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2023-2024 đạt 5,43 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết và khẳng định đây là trị giá cà phê xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Thị trường ngày 31/10/2024: Cà phê robusta tăng do một yếu tố từ Việt Nam, dầu bật tăng, vàng lập kỷ lục mới
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch ngày 30/10/2024, giá quặng sắt tăng nhẹ khi lo ngại về thuế quan của EU làm giảm bớt lạc quan về kích thích tài chính của Trung Quốc, phê Robusta cung tăng giá do mưa lớn ở Việt Nam.
Đối thủ Honda Lead, Vision lộ diện: Xe máy Thái Lan đẹp, cốp 30 lít, giá từ 43 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ có thiết kế mang hơi hướng cổ điển đi kèm trang bị hiện đại, smartkey, bình xăng 5,4 lít...