Việt Nam cần thay đổi hơn nữa trong chuyển đổi số

29/07/2020 07:01
"Hành trình chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay cần một mệnh lệnh và hành động như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: 'Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa'. Chỉ bẳng cách đó Việt Nam mới có thể vượt lên và thay đổi mình trong nền kinh tế thế giới", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay.

Phát biểu tại Diễn đàn “Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA - VOIEF 2020” do Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đồng tổ chức ngày 28/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức được ký kết, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.

Theo ông Hưng, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B), cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).

Việt Nam cần thay đổi hơn nữa trong chuyển đổi số - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại diễn đàn

Đặc biệt, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều xác định rõ chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam, nhằm đẩy mạnh hiện đại hoá hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

“Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Đây thực sự là thời điểm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số”, ông Hưng cho hay,

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho rằng, kinh tế số có khả năng đơn giản hoá thị trường toàn cầu, giống như chợ quê. Đây là một xu thế bắt buộc trong dòng chảy kinh tế toàn cầu, trong kỷ nguyên số. Điều này tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Theo ông Lộc, trong giai đoạn COVID-19, người dân đã trở nên phụ thuộc lớn vào thị trường trực tuyến, ví dụ như: làm việc trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến, mua hàng trực tuyến, yêu trực tuyến. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi.

Ông Lộc cho biết, mặc dù là lĩnh vực công nghệ, nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm chính trị, thể chế quốc gia. Do đó, Chính phủ cần tạo ra một hệ thống thể chế hiện đại, với các quy định pháp luật, có kỹ năng để tạo được hệ sinh thái cho thương mại điện tử, cho nền kinh tế số.

Việt Nam cần thay đổi hơn nữa trong chuyển đổi số - Ảnh 2.

Các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp Việt cần mạnh dạn, táo bạo chuyển đổi số hơn nữa trong bối cảnh hiện nay

Về phần doanh nghiệp, ông Lộc cho rằng trách nghiệm của doanh nghiệp là phải đổi mới mô hình kinh doanh, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, các Hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA lần đầu tiên có chương về thương mại điện tử, và nhấn mạnh đến những cam kết của Chính phủ đối với việc thực hiện những chính sách ưu đãi đối với chuyển đổi số, bao gồm việc không thu thuế đối với việc truyền dẫn số sang biên giới.

“Đây là phép thử đối với các doanh nghiệp Việt Nam, xem có dám thay đổi, dám bứt phá hay không”, ông Lộc nói.

Chủ tịch VCCI  cho biết, hành trình chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay cần một mệnh lệnh và hành động như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: 'Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa'. Chỉ bẳng cách đó Việt Nam mới có thể vượt lên và thay đổi mình trong nền kinh tế thế giới".

Tin mới

Quý I/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD
9 giờ trước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Nguy cơ gạo Việt Nam bị cạnh tranh tại thị trường truyền thống
8 giờ trước
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philipines, trong bối cảnh phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung gạo từ Việt Nam nên Chính phủ Philipines đang tìm cách giảm sự phụ thuộc này thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm đến những nhà cung ứng gạo tiềm năng khác Việt Nam mà trước đây họ cho rằng không có lợi thế. Điều này đã được Thương vụ Việt Nam tại Philipines nắm bắt thông tin, nhận định và cảnh báo tới các cơ quan bộ, ngành quản lý, xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong nước.
Giảm được hơn 30% chi phí vận hành taxi, "khách sộp" của GSM chốt đơn thêm 2.500 ô tô điện VinFast, đặt mục tiêu thay thế 90% xe xăng
8 giờ trước
Đối tác đặt mua và thuê xe taxi điện của VinFast là công ty TNHH Đồng Thúy – đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi ở Lâm Đồng.
76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện
7 giờ trước
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.
Tình trạng xe Lexus LX 570, Range Rover giảm giá cả tỷ vẫn ế
6 giờ trước
Dù đã giảm 1 tỷ đồng để tìm khách hàng nhưng sau 3 lần đấu giá lô xe hạng sang như ô tô Lexus LX 570, Range Rover... vẫn chưa có người mua. Công an Hà Tĩnh dự kiến thẩm định lại và có thể giảm thêm 10% giá khởi điểm cho lần đấu giá tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
7 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Người Việt tốn bao nhiêu tiền cho một lần uống cà phê?
9 giờ trước
Nhiều thực khách cho biết sẵn sàng chi trên 41.000 đồng cho một lần đi uống cà phê trong năm 2023, con số này tăng so với năm 2022 dù kinh tế khó khăn.
Sếp VinFast tiết lộ mục tiêu bán 20.000 xe điện tại Thái Lan, VF 5, VF 6 và VF 7 sớm đổ bộ thị trường
9 giờ trước
VinFast dự kiến sẽ sớm ra mắt VF e34, VF 5, VF 6 và VF 7, công bố giá bán và nhận đặt trước trong quý 2 và quý 3/2024
Niềm vui của người trồng cà phê khi giá tăng cao
10 giờ trước
Giá cà phê nhân liên tục tăng, vượt qua mốc 95.000 đồng/kg, được xem là mức cao nhất từ trước đến nay đang khiến người trồng cà phê ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng phấn khởi.