Luật Đất đai (sửa đổi): Tăng nguồn lực từ Việt kiều, bất động sản hưởng lợi

29/01/2024 12:55
Luật Đất đai (sửa đổi) mở rộng quy định đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước. Điều này kỳ vọng tăng thêm nguồn cầu cho bất động sản và tạo nguồn lực phát triển kinh tế đất nước.

Luật Đất đai (sửa đổi) tăng khả năng tiếp cận đất đai cho Việt kiều

Luật Đất đai 2013 có phân biệt quyền tiếp cận đất đai giữa "cá nhân trong nước" với "người Việt Nam định cư ở nước ngoài". Tuy nhiên, khoản 3 Điều 4 của Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước.

Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định tại Điều 28: Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự. Do đó, Luật Đất đai (sửa đổi) giữ quy định như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chỉ sửa từ ngữ "gốc Việt Nam" nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong nước.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai (sửa đổi) cũng giữ quy định của Luật Đất đai năm 2013 về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao (Điều 28), đối với các khu vực khác tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận đất đai thông qua hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Theo đó, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự. Nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trước đó, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó mở rộng chào đón Việt Kiều có nhu cầu đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước (nghĩa là được kinh doanh bất động sản như công dân trong nước). Riêng đối với người gốc Việt định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam (không mang quốc tịch Việt Nam), chỉ được kinh doanh bất động sản theo các hình thức như luật hiện hành.

Quy định này đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định theo hướng dẫn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh, thì được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai .

Thu hút nguồn lực từ kiều hối tăng nguồn cầu bất động sản

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều. Cùng với dòng vốn FDI đang “chảy" mạnh, người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng tăng lên hằng năm.

Theo Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, hiện có 600.000 - 700.000 Việt kiều là doanh nhân, trí thức có trình độ cao (chiếm 10 - 12% cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài). Trong đó, nhiều người muốn trở về quê hương để đầu tư, kinh doanh hoặc sinh sống, nên nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam là rất lớn. Khi chính sách mở rộng cửa hơn, nguồn kiều hối có thể được sử dụng nhiều hơn để vực dậy thị trường bất động sản . Hiện tại, nhiều Việt kiều mong muốn định cư tại Việt Nam, nhưng họ gặp khó khăn trong việc mua nhà, không nắm rõ nơi mua, giá cả và quyền sở hữu.

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn G6 cho biết người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

"Việc mở rộng quy định sẽ tạo sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc sở hữu đất đai. Khi họ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước thì họ sẽ chuyển tiền về đầu tư, mua nhà ở Việt Nam. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ có thêm nhu cầu lớn từ bà con Việt kiều, thêm đầu ra cho nguồn cung nhà ở cao cấp đang vượt cầu. Những đối tượng này sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê,", ông Quê cho biết.

Đánh giá nhu cầu mua nhà ở Việt Nam của bà con Việt kiều, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Kinh doanh CBRE Việt Nam cho biết, nhu cầu mua nhà của lượng kiều hối rất cao. Trong gần 10 năm qua, với gần 5.000 giao dịch đã được CBRE thực hiện, có tới 45% thuộc về khách hàng nước ngoài và Việt kiều.

“Thời gian qua, nguồn cung nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, nếu nới điều kiện cho phép người nước ngoài được sở hữu sẽ kích cầu mạnh mẽ phân khúc này. Chưa kể, đây cũng là một giải pháp thu hút lao động giỏi, thu hút nhân tài. Khi những người giỏi vào Việt Nam làm việc, gắn bó lâu dài với Việt Nam, thì chắc chắn, họ sẽ có nhu cầu về chỗ ăn, chỗ ở, từ đó kích thích đầu tư bất động sản ”, ông Kiệt nhận định.

Tin mới

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
51 phút trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
2 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
Giá vải thiều xuất khẩu sẽ tăng
2 giờ trước
Cơ quan chức năng huyện Thanh Hà (Hải Dương) vừa thông tin, năm nay vải thiều mất mùa nhưng giá vải xuất khẩu dự báo sẽ tăng cao.
Gốc me tây giá 24 tỷ đồng, chủ nhân dành gần 2 năm tạo hình cửu long
3 giờ trước
Từ thời còn là thợ điêu khắc học việc, anh Tâm đã ấp ủ ý tưởng làm một tác phẩm để đời. 24 năm sau, có duyên với những gốc me tây, anh mới hoàn thành tâm nguyện.
1001 cách người nông dân bảo vệ những trái sầu riêng khỏi kẻ trộm, "hú hồn" nhất là cảnh rắn bò
3 giờ trước
Trong những cách mà người nông dân bảo vệ sầu riêng, cách nào cũng thấy thú vị nhưng không kém phần hài hước.

Tin cùng chuyên mục

Top 50 'Giải thưởng thiết kế bếp đẹp Việt Nam 2024' lộ diện
7 giờ trước
Sau 1 tháng khởi động, Top 50 xuất sắc nhất của cuộc thi “Giải thưởng thiết kế bếp đẹp Việt Nam - Bespoke Be Home 2024” đã chính thức lộ diện.
Bộ TT&TT nêu lý do SIM rác còn nhiều tại Việt Nam
15 giờ trước
Hiện vẫn còn khoảng 5,75 triệu thuê bao thuộc người dùng sở hữu 4 đến 9 SIM cùng 1 giấy tờ nên vẫn còn hiện tượng SIM rác, cuộc gọi rác.
Giá chung cư ở Hà Nội có dấu hiệu ngừng tăng, "sóng" căn hộ đã hết?
20 giờ trước
Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 sau thời gian liên tục "lập đỉnh" đã có dấu hiệu chững lại, cùng với đó, lượng giao dịch cũng không còn sôi động như trong quý I/2024. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định giá chung cư ở Hà Nội vẫn sẽ khó giảm sâu vì nhu cầu nhà ở vẫn cao hơn nguồn cung.
Cầu Bến Rừng gần 2000 tỷ đồng "lỡ hẹn" thông xe kỹ thuật
22 giờ trước
Do quá trình tổ chức thi công đường nối phía Quảng Ninh gặp một số khó khăn, nên cầu Bến Rừng nối Hải Phòng và Quảng Ninh đành lỡ hẹn thông xe kỹ thuật vào ngày 13/5 như dự kiến ban đầu.