Tiến sĩ Cua: 25 năm nghiên cứu cho một thương hiệu gạo "ST"

17/11/2017 19:49
Với những cống hiến không ngừng nghỉ của mình trong suốt hơn 25 năm miệt mài nghiên cứu lai tạo các giống lúa thơm ST, tiến sĩ nông nghiệp Hồ Quang Cua Mỹ Xuyên, Sóc Trăng không những là nhà khoa học làm rạng danh quê hương Sóc Trăng mà còn là người được nhiều nông dân ngưỡng mộ, trân quý… Giải mã giống lúa "siêu" chịu mặn trồng trên nước biển ở Trung QuốcGiống lúa không có điểm trừ: Lựa chọn đáng tin cậy của nhà nông"Kỹ sư" nông dân và kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản

Hết lòng vì lúa thơm ST

Với khát vọng làm sao nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho hạt gạo Sóc Trăng, trong suốt 1/4 thế kỷ qua, ông Hồ Quang Cua luôn cùng những cộng sự của mình luôn tìm tòi học hỏi để lai tạo thành công hàng chục giống lúa thơm mang tên ST, mà cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước đều biết đến…

tien si cua: 25 nam nghien cuu cho mot thuong hieu gao "st" hinh anh 1

TS Hồ Quang Cua tại trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: C.L

Ông Hồ Quang Cua hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Sóc Trăng. TS Hồ Quang Cua được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2013.

Thời gian đầu của những năm đổi mới, sau khi nước ta xuất khẩu gạo được vài năm, TS Hồ Quang Cua và nhiều nhà khoa học khác đã bắt đầu đưa những giống lúa thơm trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng Sóc Trăng. Năm 1992, khi Sóc Trăng vừa chia tách tỉnh, khó khăn còn bủa vây lấy nhiều nông dân, ông Hồ Quang Cua có suy nghĩ phải làm sao vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, qua đó tăng thu nhập cho nông dân.

Với mục tiêu đó, ông Hồ Quang Cua cùng các đồng nghiệp không ngừng học hỏi, nghiên cứu để cho ra những giống lúa thơm ngắn ngày, thấp cây, không quang cảm, nhằm tăng vụ và tăng năng suất.

TS Hồ Quang Cua chia sẻ: “Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, tôi xác định việc chọn tạo giống lúa thơm phải đáp ứng được các tiêu chí: Thơm phải cho ra thơm; ngon phải thật là ngon. Với hướng đi đó, trong vòng gần 20 năm, nhóm của tôi đã nghiên cứu chọn tạo và lần lượt cho ra đời 10 giống lúa thơm mang tên ST (Sóc Trăng) với nhiều ưu điểm, được nông dân trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đưa vào sản xuất và được thị trường đón nhận”.

Ngoài ra, ông Cua đã đưa giống lúa thơm chịu mặn vào cơ cấu lúa – màu ở các vùng đất giồng cát ven biển Vĩnh Châu và cơ cấu lúa – tôm ở vùng lợ các tỉnh ven biển ĐBSCL như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Với chất lượng thơm ngon, lại cho hiệu quả kinh tế cao nên các giống lúa ST đã thu hút một lượng lớn nông dân tham gia trồng với hàng trăm cánh đồng sản xuất tập trung tại các địa phương của Sóc Trăng. Từ đây, hình thành các cánh đồng lớn chuyên canh lúa thơm ST, tạo nên những vùng sản xuất rộng lớn, hình thành các vùng nguyên liệu lớn phù hợp với nhu cầu thu mua để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Ông Cua cho biết: Quá trình phát triển giống lúa thơm ST đã hình thành nên nhiều mô hình hiệu quả như: Áp dụng các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật trên lúa thơm ST5 luân canh tôm sú; mô hình cánh đồng mẫu liên hoàn hàng ngàn héc ta trồng giống lúa thơm ST ở vùng chuyên lúa; mô hình thu nhập 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ với giống lúa thơm ST được triển khai hàng chục nghìn ha vào năm 2013…

tien si cua: 25 nam nghien cuu cho mot thuong hieu gao "st" hinh anh 2

Tại trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa TS Hồ Quang hiện có khoảng 270 dòng lúa giống đang được trồng thử nghiệm. Ảnh: N.Q

“Đối với người nông dân, muốn họ nhiệt tình tham gia vào các quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến thì cần quan tâm đến vấn đề giống nhiều hơn. Dù có làm được hạt gạo sạch nhưng hiệu quả không cao vẫn là không khuyến khích được nông dân tích cực sản xuất. Phải làm sao tạo ra được những giống lúa có tính chống chịu cao, lại có hiệu quả là điều tôi luôn trăn trở trong công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa thơm” - ông Cua cho hay.

Trong 3 năm liên tiếp (2013 - 2015) khi giá gạo xuất khẩu liên tục xuống thấp, nhiều chục doanh nghiệp xuất khẩu gạo tìm đến Sóc Trăng để đầu tư ứng trước vốn cho nông dân, nhằm mong muốn có hạt gạo thơm Sóc Trăng xuất khẩu. Cách làm này đã tạo nên một quan hệ sản xuất mới một cách bền vững, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu sản xuất lúa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Đau đáu về thương hiệu gạo

Không chỉ cung cấp cho nông dân Sóc Trăng và vùng ĐBSCL nhiều giống lúa thơm chất lượng từ năm 2001 đến nay, như: ST3, ST5, ST20, ST Đỏ, ST22, ST24… ông Hồ Quang Cua còn có những đề xuất táo bạo trong cách tiếp cận mới cho việc nghiên cứu, phát triển lúa thơm một cách hiệu quả và bền vững.

“Nổi bật nhất phải kể đến việc nông dân đã bắt đầu thay đổi những giống lúa cũ kém hiệu quả bằng các giống ST và chấp nhận liên kết hợp tác sản xuất trong cánh đồng lớn” - ông Cua chia sẻ.

Có thể nói, TS Hồ Quang Cua chính là nhà khoa học tiên phong trong việc nghiên cứu, khảo nghiệm và công nhận quốc gia về giống lúa thơm. Khởi đầu là giống lúa ST3 được công nhận giống quốc gia vào năm 2002 và phải mất đến hơn 10 năm sau mới có giống lúa thơm chọn tạo trong nước được công nhận đó là giống Nàng Hoa 9. Thành công này đã giúp phá vỡ mối hoài nghi về việc không thể đạt hiệu quả trong lai tạo lúa thơm, mở đường cho việc chọn tạo lúa thơm trong những năm sau này.

Gạo thơm ST luôn được xuất khẩu với giá cao hơn gạo trắng thường trên 100 USD/tấn, thậm chí giống ST20, có lúc được xuất khẩu với giá lên đến 900 USD/tấn, giúp doanh nghiệp và nông dân thu được lợi nhuận cao.

Qua đề xuất của TS Hồ Quang Cua, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã đưa chỉ tiêu sản xuất lúa thơm vào Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ vào các năm: 2005, 2010, 2015 và tất cả đều được tổ chức thực hiện thành công vượt kế hoạch. Đến nay, nhờ sự mạnh dạn của nông dân, Sóc Trăng có được đội ngũ nghiên cứu đủ sức tiếp tục phát triển lúa thơm với chất lượng không ngừng được nâng lên.

Bằng nhiệt huyết của mình, TS Hồ Quang Cua cũng đã xây dựng quy trình sản xuất nấm xanh ở nông hộ để làm nguyên liệu phòng trừ rầy nâu, trước đại dịch rầy nâu bùng phát vào năm 2006. Đến năm 2009, quy trình này được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là tiến bộ kỹ thuật và có hơn 10 tỉnh đến xin chuyển giao. Cũng nhờ đó, rầy nâu không còn bùng phát thành dịch trên diện rộng.

Trong nhiều năm nghiên cứu, lai tạo các giống lúa thơm, ông Cua luôn định hướng nâng cao năng suất song song với chất lượng. Nhờ vậy, hiện nay lúa thơm ST đều là giống lúa cao sản và được phát triển một cách dễ dàng, thuận lợi trên các cánh đồng của nông dân.

“Tôi luôn tâm niệm, thành công không bao giờ đến dễ dàng, muốn có được cần phải kiên trì hoạt động không mệt mỏi. Ngoài nghiên cứu lai tạo hàng chục giống lúa thơm có năng suất, chất lượng, giá trị cao, chúng tôi còn chú trọng công tác tuyên truyền về yếu tố xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam” - ông Cua chia sẻ.

Từ năm 2012 đến năm 2016, trong khi gạo trắng xuất khẩu giảm dần từ 82% xuống còn 43%, thì gạo thơm xuất khẩu tăng từ 9% vào năm 2012 lên 29%, đưa sản lượng gạo thơm xuất khẩu lên trên 1 triệu tấn đã chứng minh thêm tầm nhìn xa, trông rộng của TS Hồ Quang Cua và những cộng sự của mình.

Với thành tựu đạt được trong nhiều năm qua có thể nói đã khiến cho nhiều người ngưỡng mộ, nhưng với kỹ sư Hồ Quang Cua, tất cả vẫn còn ở phía trước, bởi mục tiêu mà ông Cua muốn hướng tới là làm sao xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia, tăng tính cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam, góp phần nâng hiệu quả sản cho người nông dân.

Khi được chúng tôi hỏi vui rằng, ông định khi nào thì về hưu khi đã dành gần như nửa cuộc đời cho cây lúa, ông Cua vui vẻ nói: “Không biết khi nào thì về hưu được, cứ làm khi còn sức vì mình còn nặng nợ với lúa thơm nhiều quá. Tôi vẫn luôn tin tưởng rằng lúa thơm ST sẽ không ngừng phát triển vì có rất nhiều người tâm huyết với nó”. 

Tin mới

Trung Quốc: Đột kích căn nhà ở ngoại ô, thu giữ hàng trăm lít dầu ăn giả, số tiền lên đến 25 tỷ đồng
7 giờ trước
Sau khi nhận phản ánh của người dân về sản phẩm dầu ăn có mùi hắc, công an thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã tiến hành điều tra và triệt phá một đường dây sản xuất dầu ăn giả.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
7 giờ trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.
Tiêu hủy nhiều sản phẩm chân gà, kẹo dẻo, xà phòng… nhập lậu
8 giờ trước
Hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không có nguồn gốc hợp pháp, bị lực lượng chức năng ở Quảng Trị tiêu hủy
Vạch trần chiêu trò xuất khống 1.400 tấn chân gà để trốn thuế hàng tỷ đồng
9 giờ trước
Chi cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan vừa khởi tố vụ án buôn lậu 1.400 tấn nguyên liệu chân gà đông lạnh, có dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng.
Bầu Đức “nói không” với bất động sản ngàn tỷ, chọn nuôi heo và 2 loại cây này để trả sạch nợ
9 giờ trước
Sau một thập kỷ nỗ lực tái cấu trúc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đang gặt hái thành quả từ chiến lược chuyển hướng sang nông nghiệp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.174.252 VNĐ / tấn

165.30 JPY / kg

0.18 %

+ 0.30

Đường

SUGAR

9.153.719 VNĐ / tấn

15.89 UScents / lb

1.99 %

+ 0.31

Cacao

COCOA

215.925.255 VNĐ / tấn

8,263.50 USD / mt

0.47 %

+ 38.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.127.772 VNĐ / tấn

293.59 UScents / lb

0.68 %

- 2.02

Gạo

RICE

14.998 VNĐ / tấn

12.62 USD / CWT

0.35 %

- 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

10.132.071 VNĐ / tấn

1,055.30 UScents / bu

0.46 %

+ 4.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.046.229 VNĐ / tấn

279.35 USD / ust

0.92 %

+ 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7?
13 giờ trước
Sau sáp nhập tỉnh thành, Đắk Lắk sẽ không còn là ‘thủ phủ’ của cà phê Việt Nam mà thay bằng tỉnh thành này.
Sâm Lai Châu – 'Báu vật' giữa đại ngàn và giấc mơ thương hiệu quốc gia
1 ngày trước
Không chỉ là dược liệu quý hiếm có giá trị y học cao, Sâm Lai Châu – loài sâm đặc hữu mọc giữa rừng sâu Tây Bắc đang được kỳ vọng trở thành ngành hàng chiến lược, đưa Lai Châu lên bản đồ dược liệu thế giới.
Lần đầu tiên Phó Chủ tịch Bắc Ninh livestream chốt đơn hàng chục tấn vải chỉ trong một buổi sáng
1 ngày trước
Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận thành công vượt mong đợi khi bán ra tới hơn 54 tấn vải thiều trên sóng livestream.
Bất chấp thị trường lao dốc, một mặt hàng của VN vẫn lập kỷ lục lịch sử, hơn 80 thị trường đua nhau mua
1 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có.