Vì sao Tony Fernandes bỏ công việc trong ngành âm nhạc để khởi nghiệp với Air Asia?

31/03/2018 10:15
(NDH) CNBC đã có cuộc trao đổi với Fernandes trong chương trình "Life Hacks Live", để tìm hiểu thêm về quyết định của ông.

Nếu bạn nhìn vào lịch sử nghề nghiệp của Tony Fernandes, bạn sẽ tìm thấy danh mục công việc ấn tượng từ những công ty như Virgin Communications, Warner Music và câu lạc bộ bóng đá Anh – Queens Park Ranger.

Tuy nhiên, Fernandes có lẽ được biết đến nhiều thông qua AirAsia, một hãng hàng không giá rẻ của Malaysia.

Nhưng ông đã tham gia vào lĩnh vực hàng không như thế nào? CNBC đã có cuộc trao đổi với ông trong chương trình "Life Hacks Live", để tìm hiểu thêm.

Fernandes nói với CNBC rằng: "Tôi đang kinh doanh âm nhạc, tôi cảm thấy mệt mỏi vì phải nghe ai đó chỉ đạo công việc từ những nơi xa xôi như New York, và tôi đã chống lại việc sáp nhập giữa AOL và Time Warner”. Fernandes cũng chia sẻthêm rằng ông không muốn nhận lương của ai đó và là một kẻ đạo đức giả, trong khi lại hay than phiền về họ.

Tony Fernandes, CEO AirAsia

Khoảng đầu những năm 2000, Fernandes ngồi ở quán bar London, khi ông nhìn thấy doanh nhân Stelios Haji-Ioannou, người nổi tiếng về việc tạo ra hãng hàng không giá rẻ easyJet, phục vụ hơn 75 triệu hành khách hàng năm, trên 31 quốc gia.

Giám đốc điều hành của AirAsia cho biết: “Tôi nghĩ ‘thật là một ý tưởng tuyệt vời’. Tôi luôn yêu thích máy bay và muốn sở hữu một hãng hàng không – nói thì dễ, nhưng bạn thực sự không tin rằng bạn sẽ làm điều đó. Tôi nghĩ ‘Wow, liệu đây có phải là lời kêu gọi của bản thân mình hay không'. Vì vậy, tôi đã lên sân bay Luton (ở Anh) và thấy mọi người bay từ Barcelona đến với giá 8 hay 6 bảng Anh. Trong đầu tôi nảy lên ý tưởng mình sẽ làm việc này".

Fernandes nói thêm: "(Vào thời điểm đó) Tôi nghĩ mình đã 36 tuổi và không muốn khi 55 tuổi phải chất vấn bản thân rằng: ‘Tôi ước mình đã làm thế’. Bạn không thể quay ngược thời gian”.

Tuy nhiên, Fernandes cũng tự thừa nhận rằng có một "lằn ranh rất rõ ràng giữa tính sáng tạo và sự ngu ngốc," vì vậy nếu thất bại, ông sẽ phải thừa nhận rằng đó là một quyết định ngu ngốc. Tuy nhiên, sau khi phục sinh một hãng hàng không giá rẻ vào đầu những năm 2000, Fernandes cho rằng mình đã làm tốt.

"Đó là một câu chuyện thần tiên", về tầm vóc hiện tại của AirAsia.

Ngày nay, AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ phát triển mạnh, tuy nhiên hãng đã trải qua khoảng thời gian khó khăn vào những năm 1990. AirAsia thành lập năm 1993, được Fernandes và các đối tác khác mua lại vào năm 2001, khi hãng này đang mắc nợ lớn. Tuy nhiên chưa đầy hai năm sau, AirAsia đã hồi sinh và trả hết nợ - trong bối cảnh thị trường du lịch đầy thách thức.

Hiện tại, công ty có hơn 200 tàu bay đang hoạt động, nhưng vị CEO cho biết ông từng không tin rằng công ty có thể phát triển lên đến quy mô như hiện tại.

Ông nói: "Tôi luôn tin rằng có một mô hình cho ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và chúng tôi có thể trở thành một công ty lớn. Tôi đã nghĩ đến việc xây dựng đội tàu bay từ 60 đến 70 chiếc. Nếu bạn nói với tôi rằng tôi sẽ có 230 máy bay, tôi sẽ không tin điều đó ".

Riêng trong năm nay, công ty dự kiến ​​chuyên chở 89 triệu người, gấp ba lần dân số của Malaysia. Để so sánh, Fernandes cho hay: "Khi tôi bắt đầu điều hành công ty, chúng tôi đã chuyên chở 200.000 người” và nói thêm rằng “với tất cả những trở ngại mà chúng tôi phải đối mặt, đó là một câu chuyện cổ tích", ông nhắc đến quá trình vươn lên tới hiện tại của Air Asia.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
1 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
20 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
2 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.