Lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực đe dọa, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực làm gì để vượt qua?

21/06/2022 16:04
Lạm phát là một vấn đề đang khiến cả thế giới lo lắng tìm cách để giải quyết. Vấn đề này càng căng thẳng hơn nữa khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, giá nhiêu liệu tăng cao, nguồn cung thiếu hụt, nhất là đối với lương thực thực phẩm. Singapore, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực cần làm gì để tự cứu mình và thế giới?

Lạm phát trên toàn cầu

Lạm phát tăng cao trên toàn cầu khiến giá cả mọi hàng hóa tăng vọt, các chủ cửa hàng đang bắt đầu cảm thấy áp lực khi phải giữ mức giá thấp cho người tiêu dùng.

Anh Remus Seow, chủ một cửa hàng bán cơm Nhật Bản có tên Fukudon là một ví dụ điển hình. Trong sáu tháng vừa qua, giá các loại nguyên liệu anh vẫn thường mua như dầu ăn, trứng và thịt đã tăng từ 30 – 45%. Vì vậy mà anh đã có quyết định tăng giá lần đầu tiên kể từ khi anh mở quầy hàng của mình hai năm trước. Anh chia sẻ rằng nếu giá cả tiếp tục tăng cao, có thể 20 - 30% khách hàng của anh sẽ không mua tại quầy của anh nữa.

Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết giá lương thực toàn cầu tăng cao dự kiến ​​sẽ tiếp tục góp phần gây ra lạm phát trong lương thực sau năm 2022.

Giá lương thực toàn cầu đã bắt đầu tăng trong thời kỳ đại dịch và sau đó, những xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát.

Ông Dil Rahut, Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết tình trạng thiếu lương thực sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian ngắn và thậm chí có thể kéo dài trong một hoặc hai năm tới.

Các quốc gia khác không thể nhanh chóng nhảy vào để lấp đầy khoảng trống mà Ukraine và Nga để lại vì phải mất ít nhất một năm để trồng các sản phẩm tươi, ông Rahut cho biết thêm.

Tương tự, ông Paul Teng, trợ giảng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, cảnh báo rằng ngay cả khi xung đột giữa Nga và Ukraine chấm dứt, giá lương thực sẽ không ngay lập tức quay trở lại mức giá như ban đầu.

Nguyên nhân là bởi các yếu tố như chi phí nhiên liệu tăng, tình trạng thiếu lao động và chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu lương thực hiện có, khiến giá cả tiếp tục leo thang.

Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng giá lương thực dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 20% ​​trong năm nay trước khi hạ nhiệt vào năm 2023.

Singapore – quốc gia nhập khẩu 90% lương thực

Với quốc gia nhập khẩu hơn 90% lương thực như Singapore, đây thật sự là vấn đề đáng lo ngại. Từ trước đến nay quốc gia này vẫn được biết đến với sự đa dạng của các món ăn đường phố và ẩm thực địa phương, nhưng có thể nhiều người chưa biết họ đang phải đối mặt với một thách thức dai dẳng, đó là vấn đề về an ninh lương thực.

Vấn đề cấp bách này đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi các quốc gia ban hành lệnh cấm xuất khẩu lương thực gần đây, đặc biệt là lệnh cấm xuất khẩu thịt gà của Malaysia, vốn là nguồn cung 34% lượng gà của Singapore.

Lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực đe dọa, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực làm gì để vượt qua? - Ảnh 1.

Là một quốc đảo nhỏ và thiếu tài nguyên thiên nhiên, bởi vậy quốc gia này nhập khẩu hơn 90% lương thực từ hơn 170 quốc gia và khu vực khác.

Với việc đất nước dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài, Chính phủ Singapore đã đưa ra sáng kiến ​​"30 đến 30" để sản xuất 30% nhu cầu dinh dưỡng vào năm 2030. Tuy nhiên giờ đây quốc gia này đã bắt đầu cảm nhận được áp lực lạm phát lương thực gia tăng.

Cơ quan tiền tệ Singapore và Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết, giá thực phẩm đã tăng 4,1% trong tháng 4 so với cùng kì năm trước, cao hơn so với mức tăng 3,3% trong tháng 3.

Nhiều thách thức phía trước

Mặc dù họ đang làm tương đối tốt trong việc duy trì an ninh lương thực, tuy nhiên tương lai vẫn còn là một điều mơ hồ.

Ông Teng cho rằng Singapore đã không chú trọng nông nghiệp dẫn tới phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. "Giờ đây chúng tôi đã thực hiện và bắt đầu tăng tốc, nhưng điều này sẽ cần một thời gian dài để mang lại hiệu quả".

Kế hoạch "30 đến 30" sẽ cung cấp cho Singapore mức độ tự sản xuất đủ để nước này vượt qua thời kỳ khó khăn, nhưng điều đó sẽ không đủ để thay thế hoàn toàn nguồn hàng mà nước này nhập khẩu.

Nguyên nhân là bởi vì Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh nhiều hơn vào việc tăng tổng sản phẩm quốc nội của đất nước (GDP) và thu nhập trung bình của hộ gia đình hơn là đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp, ông nói thêm. "Miễn là bạn có tiền và không bị gián đoạn chuỗi cung ứng thì bạn luôn có thể mua được thực phẩm ở nơi nào đó".

Nhưng mặc dù Singapore có thể đạt được thành tựu về mặt kỹ thuật và công nghệ, hai vấn đề vẫn còn tồn tại là giá cả và thái độ của người tiêu dùng đối với "thực phẩm mới".

Ông Teng cho biết người tiêu dùng tại Singapore đặc biệt thích mua những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và có thể sẽ không thích những dòng thực phẩm "mới" như gà nuôi trong phòng thí nghiệm và các nguồn protein thay thế - một phần quan trọng của chiến lược "30 đến 30". Nhưng điều quan trọng hơn là thời hạn đã đến gần nhưng Singapore mới chỉ sản xuất được 10% như cầu dinh dưỡng của riêng mình.

Người dân sẽ vẫn mua các sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu nếu chúng rẻ hơn sản phẩm nội địa trừ khi Chính phủ có thể trợ giá cho các sản phẩm này.

Seow cũng cho biết rằng anh sẽ không mua sản phẩm nội địa trừ khi giá có thể hấp dẫn hơn giá nhập khẩu.

"Nhưng cách duy nhất về lâu dài là Chính phủ phải đi trước và làm hết sức mình để duy trì giá cả, chất lượng và nhu cầu của những gì chúng ta cần và sau đó mọi người sẽ từ từ chấp nhận những sản phẩm nội địa".

Rahut cũng gợi ý rằng việc tiếp thị các sản phẩm nội địa như thực phẩm chất lượng cao và bổ dưỡng có thể khuyến khích người tiêu dùng mua nó với giá cao hơn, giống như một số người sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm hữu cơ trên thị trường.

Lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực đe dọa, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực làm gì để vượt qua? - Ảnh 2.

Singapore có thể làm gì?

Cả ông Teng và Rahut đều cho biết, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể cung cấp mạng lưới an toàn cho những người gặp khó khăn, ví dụ như thông qua các khoản thanh toán bằng tiền mặt hoặc chứng từ.

Tuy nhiên, ông Teng nói thêm rằng một trong những điểm yếu của Singapore là mặc dù họ cố gắng đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu từ một nhóm các quốc gia, họ vẫn chỉ dựa vào chủ yếu một hoặc hai quốc gia, điển hình là Singapore nhập khẩu 48% gà từ Brazil và 34% từ Malaysia vào năm 2021, Cơ quan Thực phẩm Singapore cho biết.

Ông Teng cũng lưu ý rằng hầu hết gà nhập khẩu từ Malaysia là gà sống, trong khi phần còn lại nhập khẩu từ Brazil và các nước khác là gà đông lạnh. Do đó, ở cấp độ chính sách, điều quan trọng là phải đa dạng hóa nhập khẩu đối với các loại sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như tìm thêm nguồn cung gà sống để nhập khẩu.

Chính phủ cũng có thể khuyến khích nhiều công ty Singapore phát triển thực phẩm ở nước ngoài và thỏa thuận với các quốc gia khác để đảm bảo sản phẩm sẽ không bị cấm xuất khẩu.

"Giải pháp chung là đảm bảo các quốc gia sản xuất, quốc gia xuất khẩu có thặng dư trong lương thực và có rất nhiều cách chúng tôi có thể giúp các quốc gia khác làm điều đó."

Tương tự, Rahut nói thêm rằng vì Singapore là một quốc gia có công nghệ tiên tiến như vậy, nên họ có thể xem xét việc giúp các quốc gia khác cải thiện hệ thống sản xuất lương thực của họ.

"Điều đó sẽ không chỉ giúp Singapore ổn định giá lương thực và an ninh lương thực mà còn cả an ninh lương thực và giá lương thực toàn cầu", ông Rahut nói.

Tham khảo: CNBC

https://cafef.vn/lam-phat-tang-cao-khung-hoang-luong-thuc-de-doa-quoc-gia-nhap-khau-den-90-luong-thuc-lam-gi-de-vuot-qua-20220621111114158.chn

Tin mới

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
10 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
9 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Chỉ vì muốn vượt mặt iPhone 16, các hãng điện thoại Android đang cố che đậy một "bí mật xấu xí"?
9 giờ trước
Để cạnh tranh với iPhone, các mẫu điện thoại Android sắp tới sẽ có dung lượng pin khủng lên đến 6.000 mAh. Thế nhưng pin lớn hóa ra lại không hề tốt. Đây là lý do.
Chỉ đạo 'nóng' về căng thẳng vé máy bay dịp 30/4-1/5
9 giờ trước
Nhận thấy tình trạng hết vé máy bay diễn ra ở một số chặng du lịch trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương tăng chuyến, căn cứ nguồn lực để tối ưu hoá đội tàu bay.
Doanh số bán iPhone giảm mức 'tồi tệ' tại Trung Quốc
9 giờ trước
Apple ghi nhận doanh số bán iPhone theo quý tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.167.588 VNĐ / tấn

160.70 JPY / kg

0.00 %

- 0.00

Đường

SUGAR

11.113.297 VNĐ / tấn

19.80 UScents / lb

-0.55 %

- -0.11

Cacao

COCOA

270.197.694 VNĐ / tấn

10,613.00 USD / mt

-4.08 %

- -451.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

126.130.309 VNĐ / tấn

224.72 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.879.428 VNĐ / tấn

1,163.00 UScents / bu

0.21 %

+ 2.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.711.507 VNĐ / tấn

346.05 USD / ust

-0.01 %

- -0.05

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.745.805 VNĐ / tấn

45.87 UScents / lb

0.09 %

+ 0.04

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
8 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng kỷ lục
11 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, giá cà phê và hồ tiêu liên tục tăng mạnh, phá vỡ kỷ lục. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân là trên thị trường xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng khi nhận định nguồn cung có thể khan hiếm trong thời gian tới.
Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh
1 ngày trước
Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.
THACO đẩy mạnh đầu tư, tuyển dụng gần 15.000 nhân sự
1 ngày trước
Để đáp ứng nhu cầu quản trị và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, THACO sẽ tuyển dụng 14.746 nhân sự, nâng tổng số nhân sự lên con số 65.520 vào cuối năm nay.