Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm TP.HCM tăng trưởng cao

08/06/2022 16:11
Trong giai đoạn 2022 – 2026, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại TP.HCM chiếm 23,22% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm trong giai đoạn này.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM vừa có báo cáo về thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại TP.HCM giai đoạn 2022 – 2026.

Theo đó, giai đoạn 2022 – 2026, TP.HCM sẽ tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Thành phố tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm: Cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su.

Nhu cầu nhân lực tại TP.HCM dự báo mỗi năm có khoảng 271.510 – 322.897 chỗ làm việc. Đến năm 2026, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 89,64%, trong đó trình độ trung cấp tỷ lệ cao nhất với 25,55%; sơ cấp nghề 21,37%; cao đẳng 20,19%; đại học trở lên 22,53%.

Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm chiếm 23,22% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm giai đoạn 2022 – 2026.

Trong đó, với ngành cơ khí, thành phố tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần. Ưu tiên phát triển các nhóm ngành cơ khí khuôn mẫu; máy móc thiết bị điện; máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp chế biến. Các nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển gồm sản xuất dụng cụ gia đình, sản xuất máy công cụ, sản xuất máy động lực, sản xuất dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ.

Nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm của ngành cơ khí khoảng 15.236 – 17.393 người, chiếm khoảng 5,43% tổng nhu cầu nhân lực, tỷ lệ qua đào tạo khoảng 75,35%.

Với ngành điện tử - công nghệ thông tin, thành phố phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp phần mềm, kỹ thuật số trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng cao. Tập trung các phân ngành, lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư và sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao ưu tiên phát triển như sản xuất các sản phẩm, linh kiện, thiết bị tin học, viễn thông, nghe nhìn, sản xuất phần mềm và nội dung số.

Nhu cầu nhân lực ngành điện tử - công nghệ thông tin ngày càng tăng, đặc biệt về chuyên ngành và chất lượng nhân lực chuyên môn cao. Dự kiến nhu cầu nhân lực hằng năm bình quân cần khoảng 22.594 – 28.843 người, chiếm 9,06% tổng nhu cầu nhân lực, tỷ lệ qua đào tạo là 95,21%.

Ngành hóa dược – cao su, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ cao, sản xuất sạch nhằm bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng để dần trở thành chủ lực như hóa dược và dược phẩm, hóa mỹ phẩm, hương liệu và cao su, nhựa cao cấp.

Các nhóm ngành hóa dược – cao su được ưu tiên phát triển gồm sản phẩm cao su; sản phẩm plastic; sản xuất chất tẩy rửa; sản xuất dược phẩm; tập trung nghiên cứu các loại dược liệu từ thiên nhiên… Nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm cần khoảng 12.535 – 14.066 người, tỷ lệ qua đào tạo là 92,5%.

Với ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm, tập trung phát triển những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng lớn bằng công nghệ hiện đại. Các nhóm ngành được ưu tiên phát triển gồm sản xuất sữa, sản xuất dầu thực vật, chế biến thủy sản, chế biến thịt.

Các nhóm ngành được khuyến khích phát triển gồm xay xát; sản xuất rượu, bia, nước giải khát. Nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm khoảng 12.567 – 13.258 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 77,19%.

Linh hoạt chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM cho rằng, về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần có chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách về môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc, chính sách về thu nhập, việc làm, bảo hiểm. Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo đến đâu sử dụng đến đó.

Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tham gia phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, phải luôn xem người lao động là người đồng hành cũng tạo sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Cần quan tâm nhiều yếu tố để thu hút nguồn nhân lực như môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, sự bình đẳng giữa những người lao động.

Xây dựng và thực hiện tốt chính sách về tiền lương, tương xứng với sự đóng góp của người lao động, trở thành công cụ, động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu suất công việc và phù hợp với tiền lương trên thị trường với các vị trí tương đồng.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển công nghệ mới, dần thay thế cho công nghệ cũ đã lỗi thời, chủ động trong tuyển dụng, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ của chính doanh nghiệp.

Chú trọng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng bộ với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Đối với các cơ sở đào tạo, cần hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo. Việc đào tạo cũng cần tiếp cận theo hướng đa ngành, thay vì chuyên ngành để người học thích ứng với sự phát triển, hội nhập quốc tế và tiến trình cách mạng 4.0.

Về phía người lao động cần chủ động trau dồi kiến thức có hiệu quả, chất lượng và nhận thức rõ chỉ có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt thì mới có việc làm ổn định, thu nhập cao, đời sống được nâng lên. Ngoài kiến thức chuyên môn, người lao động cần học hỏi về kỹ năng số hóa và công nghệ, trang bị những kỹ năng cần thiết như quản lý con người, khả năng thích ứng nhanh.

Tin mới

Đây là chiếc Vespa điện phiên bản giới hạn toàn cầu: Giá đắt ngang xe hơi nhưng có tiền cũng khó mà mua!
9 giờ trước
Chiếc xe máy chạy điện hoàn toàn Vespa Electtrica đã được "độ" lại sang xịn đến từng chi tiết bởi hãng độ Mansory nổi tiếng. Đáng chú ý hơn, phiên bản Vespa đặc biệt này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 99 chiếc.
Rolls-Royce Ghost 11 năm tuổi độ kit như bản 2024: Rao bán 10 tỷ đồng nhưng có điểm dễ khiến khách đặt câu hỏi
9 giờ trước
Chiếc Rolls-Royce Ghost này là lựa chọn dành cho những dân chơi muốn sở hữu xe sang Anh Quốc nhưng ngân sách còn hạn hẹp để mua phiên bản mới.
Kia Sorento hybrid giảm sốc 120 triệu đồng, còn từ 1,029 tỷ đồng, rẻ hơn cả Honda CR-V hybrid
8 giờ trước
Sau chưa đầy 1 tháng, Kia Việt Nam đã điều chỉnh giá toàn bộ dòng Sorento đang phân phối trong nước.
iPhone 16 Pro sẽ "hồi sinh" màu hồng huyền thoại, nhìn "sương sương" đã thấy đẹp không tì vết
7 giờ trước
Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone 16 Pro màu hồng lại khiến cộng đồng người hâm mộ Apple "đứng ngồi không yên".
Xe tự lái 'lên ngôi' khi máy bay, đường sắt 'cạn vé'
6 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay giá vé máy bay tăng cao, đường sắt

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

11.000.824 VNĐ / tấn

19.63 UScents / lb

0.77 %

+ 0.15

Cacao

COCOA

274.393.097 VNĐ / tấn

10,794.50 USD / mt

-0.09 %

- -9.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

127.846.049 VNĐ / tấn

228.13 UScents / lb

-1.56 %

- -3.62

Đậu nành

SOYBEANS

10.832.978 VNĐ / tấn

1,159.83 UScents / bu

-0.02 %

- -0.22

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.690.869 VNĐ / tấn

345.85 USD / ust

-0.50 %

- -1.75

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.554.639 VNĐ / tấn

45.60 UScents / lb

0.37 %

+ 0.17

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
3 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
3 giờ trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
5 giờ trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
21 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.